Viêm tai giữa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả nhất

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi tỷ lệ mắc bệnh rất lớn. Do đó các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức về viêm tai giữa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả nhất là việc làm vô cùng cần thiết.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

NHẬN BIẾT VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

Do cấu trúc vòi nhĩ của trẻ còn ngắn, độ chênh giữa tai và họng thấp nên dễ bị bít tắc bởi dịch nhầy và lây nhiễm lên vùng tai giữa gây viêm tai giữa ở trẻ em. Các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ vị viêm tai giữa thông qua các dấu hiệu như:

→ Giai đoạn ban đầu

Các triệu chứng ở giai đoạn này thường hay bị nhầm lẫn với các biểu hiện của những bệnh lý khác. Do đó, thường hay bị bỏ qua hoặc điều trị không đúng cách.

– Trẻ thường có dấu hiệu là sốt cao, khoảng 39 - 40 độ.

– Quấy khóc nhiều, bỏ bú, co giật, kém ăn. Khi ăn hay bị nôn trớ.

– Với trẻ lớn thì sẽ biết kêu đau tai. Còn với những trẻ nhỏ thì chỉ biết lắc đầu, lấy tai dụi vào tai.

– Có một số trường hợp có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả nhất

→ Giai đoạn vỡ mủ

Giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ. Do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện như:

– Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

– Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

– Không kêu đau tai nữa.

– Chảy mủ ra ngoài có màu xanh nhạt.

→ Giai đoạn mãn tính

Sau khi màng nhĩ bị thủng và chảy mủ thì các triệu chứng đã giảm đi. Các phụ huynh nghĩ rằng bệnh đã lui nhưng thực ra bệnh đang chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này dấu hiệu điển hình của bệnh là chảy mủ tai.

– Từ trong tai của trẻ, mủ sẽ chảy ra liên tục hoặc từng đợt.

– Dịch mủ có thể loãng hoặc đặc, màu vàng hoặc trắng có lẫn máu, mùi hôi.

Viêm tai giữa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm xương chũm mãn tính, viêm màng não, apxe não, ảnh hưởng đến thính giác thậm chí có thể gây điếc tai…

Chính vì thế ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu đầu tiên phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

CÁCH CHỮA VIÊM TAI GIỮA CHO TRẺ HIỆU QUẢ

Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa lại có cách điều trị khác nhau. Chỉ khi thăm khám các chuyên gia mới chẩn đoán được mức độ bệnh lý của trẻ từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

⇒ Bệnh ở giai đoạn cấp tính: Nếu bệnh viêm tai giữa của trẻ ở giai đoạn mới khởi phát có thể điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân để giúp trẻ tiêu viêm, giảm đau, tăng sức đề kháng dần dần hồi phục bệnh.

⇒ Bệnh ở giai đoạn mãn tính: có thể dẫn lưu mủ bằng công nghệ Mỹ JCIC đồng thời kết hợp với thuốc toàn thân như giai đoạn trước để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả nhất

Các bậc phụ huynh cần lưu ý:

• Không nên dùng oxy già để nhỏ vào tai trẻ bởi nó có thể gây chít hẹp ống tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

• Không nên cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ vì trong tá dược có trong thuốc có thể gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Viêm tai giữa ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn có thể nhấp vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục bệnh về tai - viêm tai giữa. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác trong cùng chuyên mục tại website https://benhvientaimuihong.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342