Bé thở khò khè có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bé thở khò khè là hiện tượng tiếng thở của bé bất thường. Nguyên nhân là do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Bé thở khò khè có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh gì? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Các chuyên gia chúng tôi có bài chia sẻ thông tin cụ thể bên dưới bạn nhá!

BÉ THỞ KHÒ KHÈ CÓ THỂ LÀ BỆNH GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Khi phát hiện tiếng thở của bé không bình thường, thì khả năng bé có bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới. Các bệnh lý được liệt kê dưới đây có tính phổ biến cao ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều bệnh lý hiếm gặp khác, tùy nguyên nhân gây ra tình trạng khò khè.

Bé thở khò khè có thể là bệnh lý gì?

Trường hợp bé dưới 24 tháng tuổi

+ Viêm ở tiểu phế quản: đặc điểm là số lần khò khè không quá 3 lần và các đợt bệnh của bé thường kèm với triệu chứng nhiễm siêu vi (sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, ho…). Chú ý: bé không kèm theo bất kì bệnh lý dị ứng bản thân hay gia đình (mề đay, chàm da, người thân ruột thịt bị hen suyễn).

+ Hen suyễn: trẻ có tiền căn dị ứng của bản thân hoặc gia đình, số lần khò khè trên 3 lần. Có cải thiện, giảm nhẹ triệu chứng khi chuyên gia dùng thuốc phun khí dung để điều trị.

Trường hợp bé từ 2 đến 6 tuổi

+ Khò khè khởi phát sớm: đặc điểm số đợt khò khè không nhiều nhưng thường liên quan tới các đợt nhiễm siêu vi, không có tiền căn dị ứng bản thân và gia đình kèm theo.

+ Hen suyễn: các đợt khò khè tái đi tái lại nhiều lần, kèm với tiền căn dị ứng bản thân hoặc gia đình và đáp ứng với các thuốc điều trị hen suyễn.

Bé thở khò khè có thể là bệnh lý gì?

Trường hợp bé từ 6 tuổi trở lên

+ Khò khè lần đầu thì có thể là viêm phế quản do siêu vi hoặc vi khuẩn.

+ Khò khè tái đi tái lại nhiều lần, kèm theo tiền căn dị ứng bản thân hoặc gia đình thì khả năng là bé bị hen suyển. Cần đưa bé đi khám ngay.

Các trường hợp khác

+ Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): thường xẩy ra ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi với các triệu chứng trớ sữa, ọc sữa, nôn ói thường xuyên. Bé thường biểu hiện bệnh khi nằm xuống và giảm hẳn khi bé được bế tư thế đứng hoặc ngồi.

+ Dị vật đường thở: Bé có biểu hiện hít sặc vật lạ (ho sặc sụa, thở mệt, tím tái…) nghe khò khè thường sẽ 1 bên phổi bị dị vật.

Dấu hiệu nhận biết bé thở khò khè thường gặp

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai của bạn gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi tình trạng trẻ khò khè khó thở nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Không phải lúc nào phụ huynh cũng có thể dùng tai thông thường để nghe thấy tiếng thở khò khè ở trẻ. Nhiều trường hợp, chuyên gia chỉ có thể phát hiện triệu chứng này bằng cách dùng ống nghe ( theo y học gọi là tiếng ran ngáy hay ran rít).

Trên thực tế, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phân biệt đâu là tiếng khò khè và đâu là tiếng thở do tắc mũi/ nghẹt mũi.

Nguyên nhân tắc mũi là do trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi. Kích thước lỗ mũi còn nhỏ nên rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ xuất hiện tiếng thở nghe khụt khịt). Giải pháp có thể làm thông thoáng mũi trẻ là nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi.

TRẺ THỞ KHÒ KHÈ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo

Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại, cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo ở thì hít vào và thở ra.

Âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn

Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn.

Âm thanh dai dẳng, không dứt

Đây rất có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.

Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.

Âm thanh khò khè dồn dập, có phần dốc

Nguyên nhân là do virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang

Khi trẻ bị viêm ở phổi, đôi khi cha mẹ sẽ thấy bé thở dốc. Đồng thời, kèm theo các triệu chứng như mặt xanh tím và ho dai dẳng.

Bé thở khò khè có nguy hiểm không?

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KHI TRẺ THỞ KHÒ KHÈ

Trường hợp xử lý ở nhà

+ Đối với tắc nghẽn đường hô hấp dưới, người lớn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Sau đó dù dụng cụ để hút sạch mũi cho bé.

+ Dùng trong trường hợp phát hiện trẻ bị khò khè khó thở do nghẹt mũi.

Trường hợp phải đi khám ở bệnh viện, cơ sở y tế

+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi có tình trạng thở khò khè

+ Thở khò khè, kèm khó thở kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần điều trị), cần đưa trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa ngay. Nguyên nhân tình trạng này cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định, chẩn đoán chính xác (như chụp X quang, đo hô hấp ký, nội soi đường hô hấp, ...)

+ Thở khò khè có kèm theo triệu chứng sốt, ho, hay thở dốc, cha mẹ cần cho cháu đi khám ngay.

Lưu ý:

+ Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,... để điều trị cho trẻ.

Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp và chia sẻ thông tin về hiện tượng bé thở khò khè có nguy hiểm không. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342