Bệnh giãn phế quản: nguyên nhân và cách điều trị

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Giãn phế quản là 1 bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp trên. Cụ thể là các phế quản ở phổi bị giãn ra và khả năng hồi phục thấp. Bệnh có mức độ nguy hiểm ngang với lao phổi và ung thư phổi. Bệnh giãn phế quản: nguyên nhân và cách điều trị sẽ giải đáp cụ thể và chi tiết cho người đọc nhá!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GIÃN PHẾ QUẢN CẦN BIẾT

Giãn phế quản là bệnh gì?

Là tình trạng xuất hiện sự giãn đường kính và phá hủy phế quản lớn ở phổi, do quá trình nhiễm trùng và viêm mãn tính gây ra. Giãn phế quản là một bệnh lý mà khi đó phế quản bị giãn rộng, mất sự đàn hồi và có nhiều vết sẹo sau những lần bị tổn thương.

Vì sao bệnh lại nguy hiểm? Theo thời gian, phế quản bị giãn sẽ dần dần mất khả năng làm sạch dịch nhầy. Dịch nhầy sinh ra là do quá trình lọc không khí của phổi. Khi đó, dịch nhầy dần tích tụ lại và tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng.

Triệu chứng phổ biến của bệnh là ho mãn tính và tiết ra đờm mủ, kèm theo sốt và khó thở.  Chẩn đoán thông qua các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng. Xác định được mức độ tổn thương ở phế quản, từ đó mới áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Giãn phế quản: Nguyên nhân do đâu?

Nhóm nguyên nhân phổ biến

+ Tổn thương trên thành phế quản thường là nguyên nhân chính.

+ Viêm phổi cấp độ nặng.

+ Ho gà hay sởi, bệnh lao.

+ Nhiễm nấm ở phổi.

Bệnh giãn phế quản: nguyên nhân do đâu?

Nhóm nguyên nhân ít phổ biến

+ Bệnh xơ nang: nguyên nhân này không phổ biến ở Việt Nam, nhưng chiếm đến 50% ca bệnh ở Mỹ.

+ Bệnh suy giảm hệ miễn dịch, như HIV/AIDS.

+ Dị ứng với một loại nấm có tên khoa học là Aspergillus.

+ Các rối loạn liên quan đến vận động của nhung mao trong lòng phế quản.

+ Hội chứng hít sặc: khi hít chất lỏng, nước bọt hoặc thức ăn trong dạ dày trào ngược lên vào trong phổi. Hít sặc làm viêm đường thở, từ đó dẫn đến giãn phế quản.

+ Các bệnh ở mô liên kết như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.

+ Phế quản bị tắc do các khối u lành tính, dị vật lọt vào phế quản cũng có thể dẫn đến giãn phế quản.

+ Giãn phế quản bẩm sinh lúc hình thành bào thai ở bé.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh

Điển hình nhất về triệu chứng biểu hiện của giãn phế quản là:

+ Ho thường xuyên trong thời gian dài.

+ Nhiều long đờm.

+ Thường xuyên thở ngắn và có tiếng rít.

+ Đau thắt ngực.

+ Da dưới móng chân và móng tay dày lên.

Lưu ý:

+ Theo thời gian, người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm lẫn máu. Trẻ em có thể giảm cân hoặc chậm lớn.

Lưu ý các biến chứng nguy hiểm từ giãn phế quản

Cùng với bệnh lao phổi và ung thư phổi, độ nguy hiểm của giãn phế quản có thể gây suy hô hấp, tình trạng xẹp phổi, hoặc suy tim.

Suy hô hấp

Là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho hệ tuần hoàn.

Suy hô hấp dẫn đến tình trạng buộc phải thở gấp, nhịp thở ngắn, nhiều lúc khó thở. Da và môi trở nên tím tái. Hay cảm thấy buồn ngủ, sinh ảo giác.

Tình trạng xẹp phổi

Là tình trạng một hoặc nhiều phần của phổi bị xẹp và không hoạt động bình thường.

Kết quả là bệnh nhân thở gấp, nhịp tim nhịp thở tăng nhanh, da và môi tím tái.

Suy tìm

Giãn phế quản xảy ra ở nhiều khu vực của phổi sẽ gây ra suy tim

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

Phương pháp chẩn đoán giãn phế quản

+ Bệnh sử và khám lâm sàng.

+ X-quang ngực.

+ CT ngực lớp mỏng độ phân giải cao.

+ Đo chức năng hô hấp để đánh giá chức năng phổi nền và theo dõi sự tiến triển của bệnh.

+ Các xét nghiệm đặc hiệu cho các nguyên nhân nghi ngờ.

Giãn phế quản: phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Lưu ý:

+ Các kết quả chẩn đoán thường tương đồng với viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, chuyên gia chuyên khoa, giàu kinh nghiệm sẽ biết phân biệt. Thông qua kích thước đờm mủ và lượng đườm và đường thở bị giãn thêm mỗi ngày.

Phương pháp điều trị bệnh hiện nay

Mục tiêu điều trị

+ Tăng khả năng kiểm soát các triệu chứng nhằm cải thiện hô hấp.

+ Giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp tính, duy trì chức năng hô hấp, lọc khí của phổi.

Các phương pháp phổ biến

+ Để ngừa phòng trước các đợt cấp tính, người bệnh cần tiêm chủng định kỳ. Tùy trường hợp sẽ dùng thêm thuốc kháng sinh.

+ Áp dụng các biện pháp nhằm làm sạch dịch tiết ở đường thở.

+ Chỉ định thuốc giãn phế quản, có trường hợp cần dùng corticosteroid ở dạng hít nếu có sự tắc nghẽn đường thở.

+ Dùng thuốc kháng sinh cùng thuốc giãn phế quản trong các đợt cấp tính.

+ Phẫu thuật cắt bỏ cho tổn thương khu trú với các triệu chứng dai dẳng hoặc chảy máu. Ngoài tổn thương khu trú, phẩu thuật cắt bỏ rất hiếm được chỉ định.

+ Ở một số trường hợp bị giãn phế quản có dấu hiệu lan tỏa, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Phương pháp cấy ghép phổi là một lựa chọn. Tỷ lệ sống sót 5 năm đầu, được thống kê cao đến 65 - 75%. Chức năng phổi thường cải thiện trong vòng 6 tháng, và cải thiện có thể duy trì trong ít nhất 5 năm.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, đã tổng hợp và chia sẻ thông tin về bệnh lý giãn phế quản. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342