Bị đau đầu là gì? Nguyên nhân và phòng tránh

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Tình trạng đau một bên đầu hoặc đau cả đầu ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại. Nhiều người không rõ bản thân bị đau do đâu, có thật sự vì căng thẳng hay vì bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu Bị đau đầu là gì? Nguyên nhân và phòng tránh để nghe các chuyên gia phân tích cụ thể và chi tiết.

BỊ ĐAU ĐẦU: THÔNG TIN SƠ LƯỢC CẦN NẮM

Bị đau đầu là gì?

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% dân số trên thế giới thường xuyên bị đau đầu mỗi ngày. Tỉ lệ 3 người là có 1 người từng bị đau đầu dữ dội một lần trong đời. Phần lớn người bị đau đều chủ quan và không đi khám. Hoặc có khám nhưng điều trị nửa vời, không thực hiện hết lộ trình điều trị.

Nguyên nhân gây ra các chứng đau đầu rất phổ biến, có thể là bệnh lý đau nửa đầu Migraine, khối u trong não,.. Đa số bệnh gây đau đầu phổ biến nhất là bệnh viêm xoang. Các xoang có quan hệ mật thiết đến não. Khi xoang bị viêm nhiễm, dẫn đến hô hấp bị ảnh hưởng. Từ đó khiến máu và oxi lên não không ổn định, dễ gây đau đầu, chóng mặt.

Phân tích sâu về tình trạng bị đau đầu

Thông thường, các dạng đau đầu kéo dài sau 3 tháng đều có biến chứng. Các chất trong não bắt đầu có sự thay đổi về mặt cấu trúc, sinh ra các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa chất. Hoặc có thể các gốc tự do này đã có sẵn trong não. May mắn là cơ thể có cơ chế điều chỉnh nên các chất có gốc tự do thường ít gây tác hại nghiêm trọng.

Khi có yếu tố thuận lợi (như sốc tâm lý, căng thẳng kéo dài) hoặc yếu tố thúc đẩy (cơ thể mệt mỏi, thường xuyên suy nghĩ nhiều việc), yếu tố bệnh lý (viêm xoang)... Làm mất cân bằng cơ chế, khiến lượng gốc tự do sinh ra ồ ạt, tổn thương thần kinh, gây ra các chứng đau đầu. Bên cạnh đó, mạch máu và cấu trúc não cũng bị tổn thương.

Khi tình trạng này kéo dài dần, sẽ gây biểu hiện trầm cảm, hay quên, lo âu, rối loạn trí nhớ,... Thậm chí là đột quỵ, dẫn đến tử vong ở người bệnh.

Thực tế hiện nay có khoảng 60% bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau. Việc này gây khó khăn trong công tác điều trị dứt điểm của chuyên gia, dễ tái phát lại bệnh sau này.

Bị đau đầu: thông tin cần bản cần nắm

BỊ ĐAU ĐÀU: NGUYÊN NHÂN DO BỆNH LÝ GÂY RA

Do bệnh viêm xoang

Gần 90% bệnh nhân mắc viêm xoang đều kèm theo triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Viêm xoang là sự viêm nhiễm ở các vùng xoang (xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và xoang sàng). Khi các xoang bị nhiễm trùng, gây ra chất nhầy ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Khiến oxi trong máu không đủ cung cấp lên não. Viêm xoang có chia thành viêm cấp tính và viêm mãn tính.

Người bệnh cần dùng các thuốc kháng sinh đặc trị để chữa viêm xoang. Các chất kháng sinh sẽ làm giảm tình trạng nhiễm trùng. Từ đó giảm các biểu hiện đau đầu ở người bệnh.

Do chứng rối loạn điều tiết mắt

Tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết ở mắt và một số bệnh lý khác của nhãn cầu có thể gây đau đầu một bên dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có biểu hiện đỏ mắt và suy giảm thị lực.

Do bệnh đau nửa đầu Migraine

Về nguyên nhân do bệnh lý, bệnh Migraine phổ biến chỉ sau viêm xoang về biểu hiển bị đau đầu. Tên gọi khác của bệnh là đau đầu vận mạch hoặc rối loạn vận mạch não.

Người bệnh sẽ có biểu hiện đau 1 bên đầu, có thể bên trái hoặc bên phải. Mức độ đau từ nhẹ đến dữ dội. Bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên và có xu hướng xảy ra vào buổi sáng.

Mặc dù đau nửa đầu Migraine không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Thậm chí một số trường hợp còn để lại biến chứng thần kinh.

Do chứng thiếu máu nặng

Các triệu chứng đau đầu kèm theo chóng mặt, mệt mỏi,... có thể bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu máu nghiêm trọng. Bệnh nhân cần uống bổ sung sắt để điều trị được bệnh thiếu máu, cũng như loại bỏ được chứng đau đầu.

Do tai biến mạch máu não

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nên lưu ý các triệu chứng đau đầu liên tục

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cần lưu ý với các triệu chứng đau đầu liên tục. Khi đau đầu kèm nôn mửa, thay đổi ý thức, mất thăng bằng, giảm thị lực và khả năng nói, tê bì vùng mặt hoặc toàn thân,... là dấu hiệu của tai biến.

Đột quỵ sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, do đó không nên chủ quan với tình trạng nguy hiểm này.

Do ảnh hưởng bởi khối u não

Dù khá hiếm gặp nhưng hơn 50% số người có khối u trong não bị đau đầu dai dẳng nhiều tháng không khỏi, thường xuất hiện khi nửa đêm về sáng, tiến triển tăng dần đến mức dữ dội, chưa từng thấy. Ở giai đoạn muộn hơn bệnh cò kèm theo các triệu chứng đặc trưng khác, cần chụp CT scan não hoặc MRI để chẩn đoán chính xác căn bệnh.

Do nhiễm trùng não – màng não

Nếu đau đầu liên tục và lan tỏa ở người thường hay bị sốt hoặc thể trạng nhiễm trùng, kèm theo đó là cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động thì cần chọc dò dịch não tủy xét nghiệm, xét nghiệm máu và chụp MRI sọ não để xác định nhiễm trùng não – màng não.

Di chứng của chấn thương hoặc tai nạn

Tiền sử chấn thương hoặc tai nạn xảy ra trong quá khứ dù là nặng hay va đập nhẹ vùng đầu đều có thể là nguyên nhân gây đau đầu sau này. Khi có biểu hiện đau đầu tăng dần, thường kèm theo nôn, bệnh nhân cần được chụp CT scan hoặc MRI sọ não để tìm ra tổn thương máu tụ mạn tính. Nếu có, chuyên gia sẽ chỉ định phẫu thuật để bơm rửa, dẫn lưu huyết tụ và giải phóng chèn ép thần kinh.

Các bệnh mãn tính khác

Đau đầu liên tục còn là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ, đau xơ cơ,... Do đó nếu bị đau đầu thường xuyên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và tuân thủ chỉ định chuyên môn của chuyên gia.

Nguyên nhân bệnh lý khiến bệnh nhân bị đau đầu

NGUYÊN NHÂN DO LỐI SỐNG HÀNG NGÀY

+ Thường xuyên phải suy nghĩ, lo âu về cuộc sống và công việc.

+ Thường xuyên bị stress, căng thẳng kéo dài.

+ Cơ thể hay bị mất nước, khiến xảy ra tình trạng thiếu máu và oxy lên não.

+ Hormone thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh.

+ Rối loạn thói quen sinh hoạt của những người hay thức khuya làm việc hoặc di chuyển giữa các múi giờ khác nhau.

+ Thường xuyên uống nước tăng lực, trà, cà phê quá nhiều và liên tục để giữ bản thân tỉnh táo.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM CÁC CƠN ĐAU ĐẦU?

+ Rèn luyện thói quen uống ít nhất 2 lít nước/ ngày.

+ Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi, không để tinh thần căng thẳng kéo dài.

+ Có chế độ rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất.

+ Hạn chế dùng thức uống có cồn như rượu, bia,... hoặc thuốc lá.

+ Có thói quen ăn trái cây để bổ sung các acid amin thiết yếu.

+ Ngủ nghỉ có thời gian hợp lý. Đảm bảo cơ thể tỉnh táo, đầy đủ tinh thần một cách tự nhiên.

+ Khi bị đau đầu: chườm đá lạnh ở vùng thái dương để giảm sưng tấy cho màng não, giảm cơn đau hiệu quả.

Bị đau đầu là gì? Nguyên nhân và phòng tránh đã được các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tư vấn và giải đáp. Mong rằng thông tin trong bài viết giúp người đọc hiểu hơn về tình trạng của bản thân. Nếu có bất kì điều gì chưa rõ, hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342