Bị nấc cụt là gì? Làm sao cho nhanh hết?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nấc cụt (hay nấc cục) là các cơn nấc sinh lý vô cùng bình thường. Bất kì ai cũng có thể bị nấc cụt. Một cơn nấc cụt thường chỉ diễn ra trong vài phút, thoáng qua, gây khó khăn khi giao tiếp. Bị nấc cụt là gì? Làm sao cho nhanh hết? sẽ phân tích nguyên nhân cùng cách làm cho nhanh hết nhá.

BỊ NẤC CỤT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Hiện tượng nấc cụt là gì?

Giải thích về mặt y học:

+ Đây là hiện tượng phản ứng tự nhiên của cơ thể con người khi cơ hoành bị kích thích, gây ra co thắt mất tự chủ. Cụ thể, sự co thắt sẽ không liên tục, lúc nhanh lúc chậm của cơ hoành và cơ liên sườn.

+ Không khí đi vào cổ họng sẽ đập vào thanh quản. Kích thích thanh quản đóng bất ngờ, gây ra âm thanh "ức".

Thường người bị nấc cụt chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ, hầu như không quá 24 giờ. Tần số nấc tùy theo cơ địa mỗi người, trung bình từ 2 đến 60 lần / phút.

Giải thích hiện tượng nấc cụt và nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên nấc cụt

Bị nấc cụt không quá 48 giờ

Nếu không mắc các bệnh nền về hô hấp và tiêu hóa, thì nguyên nhân có thể là:

+ Uống nhiều thức uống có gas: gây nén khí trong bụng, khiến cơ hoành bị co thắt.

+ Uống nhiều rượu: độ cồn trong rượu sẽ liên tục đẩy khí ra ngoài từ dạ dày.

+ Ăn nhiều bất thường: do dạ dày bị giãn ra, sau khi ăn uống no, cũng có thể gây ra những cơn nấc ngắn.

+ Thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột: hiện chưa có lý giải khoa học về nguyên nhân này. Tuy nhiên, số người bị nấc cụt vì thay đổi nhiệt độ cũng không ít.

+ Nuốt không khí: thường là do tình trạng ăn quá nhanh, khiến thanh quản bị đóng kín, không mở nhịp nhàng được.

+ Trạng thái căng thẳng: lo lắng hay căng thẳng cũng gây ra cơn nấc ngắn. Tương tự với thay đổi nhiệt độ, hiện y học vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và những cơn nấc.

Bị nấc cụt vượt quá 48 giờ

+ Dây thần kinh phế vị bị tổn thương hay bị kích thích như: do vật lạ kích thích màng nhĩ, u, nang (vùng cổ) hay bướu giáp phình to, viêm họng, viêm thanh quản.

+ Do nguyên nhân bệnh liên quan đến tiêu hoá như trào ngược dạ dày.

+ Do rối loạn hệ thần kinh trung ương như: viêm màng não, viêm não, chấn thương não, khối u, đột quỵ, bệnh lý sơ hoá thần kinh.

+ Do tổn thương ở các cơ quan ở lồng ngực như: chấn thương ngực, u trung thất.

+ Nhiễm độc do mắc bệnh gây rối loạn chuyển hoá như: tiểu đường, suy thận.

+ Do sử dụng thuốc điều trị như: Dexamethasone, thuốc an thần.

+ Do ảnh hưởng sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật vùng ngực, bụng.

+ Do ảnh hưởng từ bệnh nền liên quan tâm thần kinh.

Ảnh hưởng khi bị nấc cụt

+ Gặp khó khăn khi giao tiếp, nói chuyện với khách hàng, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình.

+ Làm giảm khả năng tập trung vào học tập, công việc.

+ Làm giật mình, hơi thở không đều.

+ Mất ngủ, gây căng thẳng, tác động đến chất lượng cuộc sống.

LÀM SAO CHO NHANH HẾT KHI BỊ NẤC CỤT?

Nuốt một muỗng (thìa) đường

+ Đây là mẹo dân gian hay được cha mẹ dùng khi trẻ nhỏ bị nấc cụt.

Giải thích

+ Các hạt đường sẽ kích thích vào niêm mạc ở họng - thực quản, khiến các dây thần kinh phải tự thiết lập lại phản xạ. Từ đó, cơ hoành được kiểm soát, không còn co thắt liên tục và không tạo ra nấc.

Ngậm một viên nước đá

+ Cách làm này thường hiệu quả vào thời tiết nóng như mùa hè.

+ Ngậm trong miệng để nước đá tan dần xuống họng. Hoặc nhờ người khác bất ngờ xoa đá lên mặt sẽ giúp ngừng nấc cụt dễ dàng hơn.

Giải thích

+ Tương tự như dùng đường, thiết lập lại phản xạ ở các dây thần kinh.

Uống nước thành từng đợt

+ Hẳn đây là cách phổ biến nhất, khi con nhỏ bị nấc, ba mẹ thường hay cho con uống nước.

+ Uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút để hút.

+ Tuy nhiên, cách làm này dễ khiến người nấc bị sặc nhưng lại không hết nấc.

Làm sao cho nhanh hết khi bị nấc cụt?

Hít thở thật sâu

+ Hãy hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt, ít nhất 10 giây. Sau đó, hãy thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc.

+ Đây được xem là cách chữa vô cùng đơn giản mà hiệu quả.

Giải thích

+ Khi hít sâu và giữ lại, khiến cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại.

Uống mật ong

+ Tính chất tương tự như đường, đều có vị ngọt.

Giải thích

+ Khi uống vào, mật ong sẽ tạo các xung động được dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não đến dạ dày không qua cơ hoành, khiến cơ hoành không bị co cơ liên tục.

Bịt cả hai taI

+ Hãy bịt tai trong khoảng 5 phút, và sau đó, xoa đều tai nhẹ nhàng. Không ấn mạnh gây đau tai.

Giải thích

+ Khi bịt hai tai, sẽ kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới từ đó làm ngừng cơn nấc.

Gây cảm giác sợ hãi

+ Tận dụng nỗi sợ của ai đó để gây sự bất ngờ.

Giải thích

+ Chính các nỗi sợ sẽ trực tiếp tác động đến não bộ, tạo cung phản xạ giật bắn người, bỏ qua cơ hoành, khiến cơ hoành không còn co thắt liên tục nữa.

Ép chặt động mạch cảnh

+ Dùng hai ngón tay ép mạnh vào động mạch cảnh hai bên (cổ tay, thái dương, vùng bẹn, mu bàn chân, kheo chân).

Giải thích

+ Tạo sự ức chế lên dây thần kinh quặt ngược. Từ đó làm giảm kích thích co cơ hoành.

Lời khuyên

+ Bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, chỉ kéo dài vài phút. Thời gian kéo dài tối đa không phải do bệnh lý là 48 giờ.

+ Các cách làm trên là kinh nghiệm nhân gian và được nhiều người áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cũng thành công, nên thử nhiều cách nhá.

Khi xảy ra tình trạng bị nấc cụt trên 48 tiếng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay. Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh để giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342