[Bỏ túi] 5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến tình trạng trẻ sơ sinh có đờm trong khoang mũi họng và khiến bé khó chịu, khò khè, khóc quấy… Chính vì vậy, bố mẹ cần biết cách để xử lý giúp bé tiêu đờm, giúp cổ họng thông thoáng và dễ chịu. Vậy đâu là cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả. Mời bố mẹ cùng Phòng khám Hoàn Cầu khám phá bài viết dưới đây nhé!

Bé sơ sinh bị đờm là bệnh gì?

Đờm là chất nhầy được tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và được đẩy xuống vòm họng để đi ra ngoài. Thông thường, trẻ bị đờm khi xuất hiện cơn ho kéo dài và kèm theo triệu chứng tiết dịch, đờm nhớt trong cổ họng, khiến bé cảm thấy khó thở, đau rát, nghẹt thở,...

Bệnh này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, song nếu như không được chữa trị kịp thời và dứt điểm thì bệnh có khả năng di căn sang những bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm amidan, viêm phổi, lao,...

=> Ngoài ra, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện và rất dễ mắc bệnh. Điều này cũng có nghĩa là khi bị bệnh, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng khó chịu, ủ rũ, mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi những thay đổi bất thường của con trẻ, sau đó tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đờm

Như bố mẹ đã biết, đờm là một loại dịch tiết nằm trong hô, nó làm cho vi khuẩn và virus bám vào, và chỉ khi cơ thể trẻ phản xạ ho thì đờm mới có thể đẩy được ra ngoài. Do đó, bố mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ ho nhiều, đây chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ để làm sạch hệ hấp, tránh trường hợp bị ngạt thở, khó thở.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đờm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đờm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đờm là do: nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột, cảm lạnh, hen suyễn, ảnh hưởng của bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản,...

Đối với triệu chứng bé bị đờm, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh thông qua màu sắc đờm khi bé ho, chẳng hạn như là:

- Đờm có màu trắng đục: Tình trạng bệnh mới ở giai đoạn đầu nên không quá là nghiêm trọng 
- Đờm có màu vàng hoặc là màu xanh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh của bé đã khá là nghiêm trọng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện, vì rất có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn phù phổi cấp hay thậm chí là bị viêm phổi.

Cho dù bất kỳ trường hợp nào thì bố mẹ cũng không nên quá chủ quan với bệnh tình của con dù là triệu chứng nhỏ nhất, vì khi bệnh của trẻ bước sang một giai đoạn mới thì sẽ rất khó chữa trị và mất nhiều thời gian để trẻ phục hồi.

Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ chỉ vừa xuất hiện biểu hiện ho có đờm, bố mẹ có thể theo dõi và khắc phục bệnh tại nhà cho con bằng một số mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả dưới đây.

5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Vỗ rung long đờm

Mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà mà bố mẹ có thể áp dụng đó chính là vỗ rung long đờm. Bởi vỗ lưng cho trẻ sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng còn giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Song, bố mẹ cần chú ý vỗ rung lưng trước khi ăn để trẻ ho và trớ ra đờm nhớt.

Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Vỗ rung tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Cách làm:

- Đặt trẻ nằm, vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%
- Đặt trẻ nằm nghiêng
- Bố mẹ khum 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay phiên nhau).
- Trẻ sẽ khóc và nôn trớ dịch đờm ra ngoài. Nếu như nhìn thấy đờm trong miệng trẻ, bố mẹ có thể bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.

Hút mũi cho bé

Phương pháp sử dụng nước muối và hút mũi được xem là cách làm hiệu quả nhất trong việc loại bỏ đờm cho trẻ sơ sinh tính đến thời điểm này.

Hút mũi tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Hút mũi tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Cách làm:

Sử dụng nước muối sinh lý 0.9%
- Dụng cụ hút dịch hút mũi (Đầu ống hút mũi thường làm bằng cao su mềm). Bố mẹ có thể mua tại các hiệu thuốc.
- Nhỏ từ từ 3 giọt nhỏ nước muối vào 2 bên mũi của trẻ sơ sinh để làm loãng đờm trong họng. Bố mẹ không nên nhỏ quá nhiều nước muối vì nó có thể khiến trẻ bị sặc.
- Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi trẻ, bố mẹ dùng một tay bịt chặt bên mũi còn lại của trẻ và nhả bóng ra.
- Dịch đờm sẽ theo không khí bị hút ra ngoài qua ống hút. Thực hiện lặp lại liên tục nhiều lần tùy theo mức độ đờm có trong cổ họng của trẻ.
- Mỗi ngày, bố mẹ nên làm việc hút đờm từ 2-3 lần cho đến khi các triệu chứng đờm của trẻ không còn đáng ngại.

Quả quất nấu với đường phèn

Quất từ xưa đến nay luôn được xem là dược liệu tự nhiên, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, quả quất thường được sử dụng để điều trị các bệnh ho có đờm, ho khan, ho dai dẳng rất hiệu quả. Trong quất chứa rất nhiều thành phần có lợi như là vitamin, đường, tinh dầu, bên cạnh đó còn có thành phần pectin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.

Cách thực hiện:

- Lựa chọn những quả quất tươi, rửa sạch để ráo nước, rồi tiến hành cắt đôi quả ra và bỏ hết hạt để tránh tình trạng nước có vị đắng. 
- Cho đường phèn và quất đã được sơ chế vào bát, rồi hấp cách thủy trong vòng 20 phút để đường phèn chảy ra. Sau đó hòa vào tinh dầu và nước để thành siro.
- Bố mẹ nên cho trẻ uống đều đặn 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng khoảng 2 – 3 thìa. Bố mẹ hãy kiên trì áp dụng cách tiêu đờm này cho trẻ để đạt được kết quả tốt nhất.

Lá húng chanh kết hợp với đường phèn

Với thành phần codein có khả năng kháng lại một số loại vi trùng, lá húng chanh thường được mọi người sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như mũi, miệng, cổ họng và cả đường ruột. Ngoài ra, với đặc tính có mùi thơm nhẹ, vị hơi chua và the, lá húng chanh còn được tận dụng trong việc giải độc tố cho cơ thể, giải cảm cho cơ thể, kích thích ra mồ hôi và thông hơi.

Cách thực hiện:

- Lấy lá hoặc là ngọn của cây húng chanh rửa sạch rồi giã nát hoặc nghiền nát
- Cho đường phèn vào phần húng chanh đã sơ chế, tiến hành hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Hấp đến khi đường phèn tan hết ra thì lấy ra để nguội.
- Cho trẻ uống mỗi ngày từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa để giảm khả năng tích đờm và hạn chế tình trạng ho khan và ho có đờm ở trẻ.
- Phương pháp tiêu đờm bằng lá húng chanh đòi hỏi bố mẹ phải có sự kiên trì thực hiện đều đặn để điều trị hiệu quả bệnh tình ho có đờm ở trẻ.

Chữa đờm bằng lá hẹ

Cây hẹ không chỉ là một loại rau góp mặt trong các bữa ăn hàng ngày, mà còn được biết đến như là một vị thuốc có đặc tính kháng khuẩn, kháng viên rất mạnh mẽ. Ngoài công dụng chữa các bệnh lý viêm tai giữa, chảy máu cam, giun kim, đi ngoài ra máu thì câu hẹ còn được dùng để chữa chứng đau cổ họng, chữa ho và tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng an toàn.

Cách thực hiện: 

- Lấy lá hẹ rửa sạch, sau đó cho một ít đường phèn vào cùng một cái bát. Hấp cách thủy trong khoảng 20 phút để đường phèn tan ra.
- Sau đó chắt lấy nước để nguội, bố mẹ cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 2-3 thìa
- Ngoài ra, bố mẹ có thể thay thế đường phèn bằng mật ong và thực hiện những thao tác tương tự để chữa đờm cho trẻ.

Trên đây là 5 mẹo tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để tăng đề kháng, làm tiêu dịch nhầy, giúp tiêu đờm hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn giải đáp thắc mắc làm sao để tiêu đờm cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Các chuyên gia đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342