Cách điều trị ho kéo dài vô cùng hiệu quả
Ho là phản ứng thông thường của họng, giúp tống các dị vật ra bên ngoài. Nếu tình trạng ho kéo dài thì đó không còn là phản ứng đơn thuần, mà là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Cách điều trị ho kéo dài vô cùng hiệu quả sẽ liệt kê các cách chữa, giúp người bệnh mau chóng khỏe lại trong diễn biến dịch hiện nay,
HO KÉO DÀI LÀ GÌ? HO VỀ ĐÊM NGUY CƠ BỆNH RA SAO?
Tình trạng ho kéo dài là gì?
Ho kéo dài thông thường là ho khan. Đó là tình trạng ho đau tức ngực, đau rát cổ họng, không có đờm hoặc không thể khạc ra đờm. Nếu ho khan kéo dài hơn một tháng thì có khả năng biến chứng nặng như ho ra máu, mất tiếng, hoặc nghẹt mũi, khó thở,...
Ho liên tục trong thời gian dài có thể liên quan đến bệnh lý thanh quản, xương chũm tai hoặc viêm tai mãn tính, bệnh phế quản. Đơn cử như những người hay hút thuốc lá nhiều sẽ có nguy cơ các bệnh ở phổi như: xơ phổi, ung thư phổi, bệnh lao,... Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là hệ quả của việc dị ứng với loại thuốc nào đó. Đó có thể là do thuốc điều trị giúp giảm huyết áp.
Ho kéo dài, đặc biệt về đêm cảnh báo bệnh gì?
Hiện nay tình trạng ho trong thời gian dài thường diễn ra vào ban đêm. Vì vậy, theo ý kiến các chuyên gia, người ho cần cảnh giác tình trạng này có thể là do các bệnh lý sau:
Bệnh Hen suyễn
Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện và biến mất, phụ thuộc vào các hoạt động và yếu tố bên ngoài tác động. Cụ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, triệu chứng thường tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc khi thời tiết lạnh ẩm.
Ngoài ra, bị nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn.
Khi lên cơn hen suyễn, bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở rít, ho khan hoặc ho khạc đờm tăng, cảm giác nặng ngực...
Bệnh Viêm xoang
Các xoang bị bít do dịch nhầy sinh ra từ viêm nhiễm. Các chất nhầy này chảy xuống mặt sau ở cổ họng. Ban ngày, ở tư thế đứng hoặc ngồi, chất nhầy sẽ xì ra thành đờm hoặc tự trôi xuống thực quản. Nhưng khi về đêm, cơ thể ở thể nằm nhiều giờ. Dịch sẽ không có đường chảy, sẽ ứ ở cổ họng, gây ngứa và ho. Khiến người bệnh thấy rát, đau và khô họng, ho khi đang ngủ.
Trào ngược axit dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là GERD), cũng có triệu chứng gây ho khan kéo dài. Khi nằm xuống, axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, tràn qua phổi, dẫn đến ho khan liên tục.
Đối với bệnh nhân đã được xác định là do trào ngược, hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa chiều tối. Để tránh thức ăn ứ đọng, chưa được tiêu hóa hết trước khi ngủ. Bên cạnh đó, khi ngủ nên gối cao đầu để việc trào ngược sẽ giảm đi và giảm bớt ho.
TOP 7 CÁCH ĐIỀU TRỊ HO KÉO DÀI NHANH KHỎI
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nước là yếu tố quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe cho cơ thể. Dù ho kéo dài có đờm hay không, thì việc uống đủ nước vẫn vô cùng cần thiết.
Bạn nên cung cấp đủ 2 lít nước hàng ngày. Khi bổ sung nước đầy đủ, cổ họng của người bệnh sẽ được cấp ẩm hiệu quả. Cổ họng được giữ ấm sẽ giúp hạn chế tình trạng ho khan nhanh chóng.
Cách chữa ho kéo dài nhờ bổ sung vitamin C
Vitamin C là thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại virus.
Người bệnh có thể bổ sung từ các loại thực phẩm và trái cây. Không nên lạm dụng bổ sung C từ thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp. Khi cơ thể khỏe mạnh, những dấu hiệu ảnh hưởng như ho khan sẽ không thể xuất hiện.
Dùng mật ong chữa ho kéo dài
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vào mỗi buổi tối sử dụng vài giọt mật ong tự nhiên sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe và giảm ho khan rất tốt.
Bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp chanh đào hay trà gừng. Khi sử dụng thường xuyên cũng giúp giảm thiểu tình trạng ho khan ở người bệnh.
Hỗ trợ chữa ho lâu không khỏi nhờ nghỉ ngơi khoa học
Ho khan có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có những người là do môi trường và tác động từ công việc. Chính vì vậy, việc nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn là yếu tố quan trọng khi muốn hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cổ họng của bạn được thư giãn. Từ đó giúp hệ hô hấp giảm bớt căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Từ đó ngăn chặn ho khan xuất hiện.
Dùng gừng tươi để điều trị ho kéo dài
Gừng là gia vị có tính giữ ấm, được dùng trong nhiều món ăn hàng ngày của chúng ta. Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm và giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Ở những người bị ho kéo dài, dùng gừng để pha trà uống hoặc xông hơi tinh dầu gừng sẽ giúp làm giảm cơn ho đáng kể (nhất là ho về đêm mà kéo dài) .
Cách trị ho ngứa cổ họng bằng rễ cảm thảo
Theo Đông Y, rễ cây cam thảo có vị ngọt, tính bình và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong Y học cổ truyền, rễ cam thảo thường được dùng trong nhiều cách trị ho, chữa viêm họng, với công dụng chính là kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giảm thiểu các cơn ho trong viêm đường hô hấp.
Chữa ho với rau diếp cá, nước vo gạo
Rau diếp cá là loại rau có vị cay, mùi tanh, tính mát. Đây được coi là một thần dược trị ho khan, ho gió, ho có đờm, ho đêm kéo dài ở người lớn. Với bài thuốc từ rau diếp cá, bạn lấy một nắm lá rau rửa sạch, giã nhuyễn. Cho 1 bát nước vo gạo vào, đun sôi khoảng 20 phút và đổ ra chén uống.
Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu theo thu thập và tổng hợp từ thực tế, đã mang đến cho người đọc các cách trị ho kéo dài tại nhà. Nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.