Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào ?
Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến và thường gặp nhiều hơn so với người lớn. Đây là loại bệnh được các bậc cha mẹ cho rằng không phải bệnh nan y, nên chủ quan tự đi mua thuốc về điều trị mà chưa qua thăm khám, chẩn đoán từ chuyên gia chuyên khoa, từ đó vô tình gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Vậy để ngăn chặn đối mặt với các trường hợp trẻ bị điếc tai do viêm tai giữa, phụ huynh hãy tham khảo thêm cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm tai giữa là gì?
Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào ?
Theo các chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng cho biết, phụ huynh có thể nhận biết dễ dàng trẻ bị viêm tai giữa qua những dấu hiệu điển hình như sau:
► Đau tai là dấu hiệu chung và thường gặp nhất ở trẻ bị viêm tai giữa.
► Bé thường thức giấc vào ban đêm và tỏ ra đau đớn, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh.
► Viêm tai giữa thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh, do dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé. Ban đầu, mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong nhưng chưa bệnh, đến khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh, trở nên cáu kỉnh và nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
► Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ và gây khó chịu. Chính vì vậy, lúc này bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ lăn qua lăn lại liên tục, để giảm bớt áp lực trong tai cũng như giảm bớt cơn đau tai.
► Một trong những dấu hiệu khác của viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Do đó, khi phụ huynh nhận thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, có thể nghĩ đến ngay bệnh lý viêm tai giữa.
Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào ?
Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào ?
Để phòng tránh con trẻ mắc phải các bệnh lý khó chịu về tai mũi họng, trong đó phải kể đến viêm tai giữa, phụ huynh cần tham khảo một số cách sau:
► Chú ý đặt trẻ ngồi cao khi có bú bình và không nên cho ngậm bình sữa khi ngủ, nhằm tránh sữa chảy vào tai…
► Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
► Giữ ấm cho trẻ nhỏ và tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang có bệnh.
► Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
► Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, nên hãy cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu.
► Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ, nhất là bàn tay, mũi họng.
► Dùng tăm bông thấm sạch tai trẻ nếu bị dính nước. Đồng thời, phụ huynh có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi cho trẻ, tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Qua một vài thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng đã có thể mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều kiến thức bổ ích về cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Nếu vẫn còn có câu hỏi nào liên quan đến nội dung này, vui lòng [NHẤP VÀO ĐÂY] để được chuyên gia chuyên khoa hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục bệnh tai – viêm tai giữa. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác trong cùng chuyên mục tại website https://benhvientaimuihong.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.