Cách xử lý khi bị mắc xương tại nhà

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Mắc xương khi ăn gà, cá,... là chuyện rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Có nhiều trường hợp, chỉ cần khạc ra hoặc nuốt nước bọt mạnh là hết. Tuy nhiên, 2 cách làm này có thật sự an toàn, không gây nguy hiểm? Hãy tìm hiểu Cách xử lý khi bị mắc xương tại nhà để biết xử trí tình huống này nhá.

CẨN THẬN KHI XỬ LÝ MẮC XƯƠNG Ở HỌNG KHI ĂN

Với xương có kích thước nhỏ, và xương chưa đâm vào cổ họng thì chỉ cần tiếp tục ăn để thức ăn đẩy xương xuống tự nhiên. Tuy nhiên, cách này không phải cách an toàn như đa số mọi người vẫn nghĩ. Vì không chắc chắn được xương đã rời cuống họng và đi xuống thẳng dạ dày, có khả năng xương lại đâm thủng và nằm ở đó gây viêm nhiễm mà chúng ta không hề hay biết.

Nếu không may lại là xương có độ sắc nhọn, hoặc to hơn nên khó nuốt. Khi cố gắng nuốt để đẩy xương xuống, có nguy cơ là xương làm thủng thực quản và đứt các mạch máu ở họng.

Người mắc xương cần cẩn thận xử lý, tránh gây nguy hại khó lường trước đến sức khỏe của bản thân. Đã có nhiều trường hợp, xương mắc lại lâu ngày, gây thủng cả động mạch, áp xe qua phổi,... biến chứng nặng có thể gây tử vong.

Cẩn thận khi xử lý mắc xương ở họng khi ăn

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MẮC XƯƠNG TRÁNH GÂY NGUY HIỂM

Khi bị xương mắc lại khi ăn, sau đây là các cách có thể tham khảo thực hiện:

Dùng lực để nôn ra kịp thời

Như đã đề cập, khi chúng ta cố gắng nuốt thì không biết chắc được xương có rơi xuống hẳn không, hay lại mắc đâu đó trên đường tiêu hóa. Vì vậy, khi bị mắc, cần lập tức ngưng nuốt thức ăn ngay.

Lấy bình tĩnh, há miệng với biên độ to vừa phải, rồi nhờ người khác kiểm tra bằng đèn pin rọi vào họng.

+ Nếu quan sát mắt thường có thể thấy được, có thể nhờ người dùng kẹp y khoa, khéo léo gắp ra.

+ Nếu không quan sát thấy được, cần cố gắng nôn ra để đẩy xương ra ngoài.

Chú ý

+ Tuyệt đối không dùng tay hay bất kì vật gì gây ngứa cổ họng, tạo cảm giác ói. Vì hành động này có thể đẩy xuống xuống sâu hơn.

Vỏ cam giúp trị mắc xương đơn giản

Vỏ cam có các chất giúp mềm xương, không còn khả năng đâm thủng vào niêm mạc nữa, rơi xuống dạ dày theo nước bọt dễ dàng. Cách làm như sau:

+ Thái vỏ cam với miếng vừa đủ ngậm, sẽ có vị hơi chát.

+ Ngậm một thời gian cho vỏ cam ra nước, trôi xuống cuống họng.

Chú ý

+ Chỉ ngậm vỏ cam vừa đủ, không quá to. Không nuốt vỏ cam.

Chữa mắc xương với nước quả trám

Quả trám có hai loại chính là tránh trắng và trám xanh. Cụ thể:

+ Quả trám trắng: có hình thoi, hai đầu tù và có màu vàng xanh nhạt. Quả có chiều dài 45 mm và rộng từ 20 – 25 mm. Hạt hình thoi với 2 đầu nhọn, cứng và nhẵn, trong có 3 ngăn.

+ Quả trám đen: có màu tím đen sẫm, dạng hình trứng, có chiều dài 3 – 4 cm và rộng 2 cm. Hạt trám cứng có 3 ngăn.

Khi bạn bị mắc xương cá nhỏ bạn có thể dùng nước quả trám để chữa. Bằng cách mài quả trám ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Nước quả trám trị mắc xương hiệu quả

Lá rau má trị mắc xương hiệu quả

Rau má thuộc cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa của cây có màu trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Khi bị mắc xương, chúng ta hoàn toàn có thể dùng lá rau má. Cách làm:

+ Đầu tiên hãy rửa sạch lá khỏi đất cát, bụi bẩn.

+ Sau đó nhai thật nhuyễn, và nuốt.

Với đặc tính lá mềm và độ nhuyễn sau khi nhai, các chất trong lá rau má sẽ làm xương rơi ra ngoài, không còn đâm vào niêm mạc và trôi xuống dưới.

Uống ngay viên sủi vitamin C

Vitamin C có trong vỏ cam cho nên chúng có tác dụng giống như vỏ cam là sẽ làm mềm xương cá. Do đó nếu không có vỏ cam, hoặc bạn không chịu được vị hăng của vỏ cam, bạn có thể thay bằng một viên vitamin C.

Sau vài phút, xương cá sẽ mềm ra và biến mất sau khi ngậm vitamin C. Tác dụng của vitamin C không chỉ làm cho xương mềm ra mà còn giúp giảm đau , kháng viêm bởi các vết thương do xương cá để lại.

CHÚ Ý KHI XỬ LÝ MẮC XƯƠNG TẠI NHÀ

Để tránh bị hóc xương trong khi ăn uống tại nhà, tốt nhất bạn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên để xương thịt lẫn lộn. Trong khi ăn nên tập trung, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhanh, ăn vội vàng. Nếu cho trẻ nhỏ hay người già ăn cá nên gỡ kỹ xương, kiểm tra thật kỹ lượng thức ăn trước khi cho trẻ ăn, nên chọn cá ít xương dăm tránh gây hóc xương cho trẻ.

Ăn cá hóc xương là tai nạn mà không ai mong muốn, nếu chẳng may bị hóc xương cá, hóc xương gà bạn nên khạc ra thay vì nuốt vào. Nếu không may hóc phải xương to, xương bị mắc quá sâu, bạn nên đến chuyên gia kiểm tra để xử lý kịp thời.

Tiêu chuẩn chọn cơ sở y tế thực hiện gắp xương cần:

+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại.

+ Nhân viên phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh diễn ra tốt nhất.

+ Đội ngũ y chuyên gia lành nghề, có kinh nghiệm thành thạo xử trí.

Cách xử lý khi bị mắc xương tại nhà được tổng hợp từ các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Cách an toàn nhất vẫn nên là trực tiếp đến thăm khám để được chuyên gia tư vấn. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342