[Cảnh giác] Có khối u trong mũi là bị bệnh gì?
Khối u trong mũi thường không được chú ý. Bởi nhiều người sẽ lầm tưởng là nổi mụn, vài ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu là khối u thì vô cùng nguy hiểm. [Cảnh giác] Có khối u trong mũi là bị bệnh gì? Bài viết tổng hợp thông tin từ các chuyên gia chia sẻ. Cùng theo dõi để trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhá!
KHỐI U TRONG MŨI: DẤU HIỆU CỦA BỆNH UNG THƯ XOANG MŨI
Thông thường, khối u trong mũi luôn phát hiện trễ. Vì thời gian đầu, đó chỉ là một cục u nhỏ, khó phát hiện. Đến khi khối u to lên theo thời gian, thì đã biến chứng sang ung thư.
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở các bộ phận
Khối u có thể lành tính hoặc ác tính. Đối với trường hợp ác tính được gọi là ung thư. Khối u trong mũi là ác tính, cho thấy dấu hiệu ung thư ở mũi xoang.
+ Khoảng 60 - 70% ung thư thường xảy ra trong các xoang hàm trên.
+ Có khoảng 20 - 30% trong khoang mũi
+ Trung bình 10 - 15% trong các xoang sàng.
+ Ung thư trong các xoang bướm hoặc trán là cực kỳ hiếm, chỉ chiếm 5%.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
+ Nam giới có khả năng bị ung thư xoang cao hơn phụ nữ. Độ tuổi phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng này là 50 đến 60.
+ Hút thuốc lá và khói thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư mũi xoang, cũng giống như các ung thư khác của đường hô hấp.
+ Tiếp xúc với bụi từ da, gỗ hoặc vải dệt, cũng như hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn và radium làm tăng nguy cơ ung thư mũi xoang.
+ Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là tránh hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư mũi xoang.
Các loại ung thư phổ biến hiện nay
Với trường hợp khối u trong mũi là ác tính, và có dấu hiệu di căn thì khả năng người bệnh mắc phải các bệnh ung thư như:
Ung thư tế bào vảy
+ Khoảng 70% ung thư xoang sẽ xảy ra trong đường hô hấp.
Ung thư tuyến
+ Tỉ lệ chiếm 10 đến 20%, bệnh xảy ra ở lớp niêm mạc xoang.
U lympho
+ Khoảng 5% bệnh ung thư gây ra bởi các tế bào trong hệ miễn dịch hay bạch huyết.
Khối u ác tính
+ Trường hợp này hiếm, thường phát sinh từ các tế bào ở niêm mạc xoang có chứa sắc tố và rất ác tính. U nguyên bào thần kinh khứu giác phát triển từ các dây thần kinh, nơi thần kinh đi vào khoang mũi và cung cấp cảm giác về mùi.
Nhiễm virut HPV
+ Cũng có thể gây ra u nhú, giống như mụn cóc tăng trưởng trong mũi xoang.
+ Hầu hết các khối u dạng này là lành tính nhưng có khoảng 10% tiến triển thành ung thư.
Triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện của bệnh
Người bệnh khi có dấu hiệu khối u trong mũi, thường sẽ đi kèm các triệu chứng như:
+ Nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên.
+ Đau vùng trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai.
+ Chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng.
+ Chảy máu cam thường xuyên và liên tục.
+ Mắt nhìn ra hai vật hoặc nhìn mờ.
+ Vị giác bị mất cảm giác về mùi hoặc hương vị.
+ Thường hay đau hoặc tê ở vùng mặt hoặc chân răng.
+ Phù nề, sưng tấy ở vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt.
+ Khó mở miệng khi ăn uống hay nói chuyện.
+ Tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe.
Đây là các dấu hiệu phổ biến, ngoài ra có đôi khi người bệnh hoàn toàn không có các biểu hiện trên. Các chuyên gia khuyến cáo: nếu có các tình trạng trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế về tai mũi họng uy tín để thăm khám sức khỏe ngay, nhằm tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.
KHẢ NĂNG BỊ POLYP MŨI KHI CÓ KHÔI U TRONG MŨI
Polyp mũi là gì?
Theo Tổ chức dị ứng thế giới (WAO): đây là một bệnh viêm mãn tính của màng nhầy trong mũi và xoang cạnh mũi, biểu hiện dưới dạng khối nhẵn, sền sệt, bán nguyệt, hình tròn hoặc hình quả lê của niêm mạc bị viêm vào mũi.
Đây là những khối mềm, không đau, không phải ung thư. Hình thành do quá trình viêm lâu dài của niêm mạc mũi xoang và xuất hiện ở những xoang phía trên dẫn lưu về mũi (nơi mắt, mũi, xơng gò má gặp nhau). Do đó, người bệnh thường khó phát hiện do chúng không gây bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào.
Polyp mũi không phải là một thực thể bệnh đơn lẻ, mà thường liên quan đến hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp khác.
Như vậy, khi phát hiện có khối u trong mũi, người bệnh cũng có khả năng là bị polyp mũi. Khối u do polyp mũi gây ra thường là lành tính, chỉ số ít trường hợp biến chứng thành ung thư.
Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh?
+ Tỷ lệ mắc bệnh polyp mũi cao nhất trong khoảng 40 – 60 tuổi.
+ Tỷ lệ mắc bệnh từ 1 – 4% và phổ biến hơn ở người lớn. Tỷ lệ này tăng lên theo độ tuổi và cao nhất ở 40 – 60 tuổi (Thông tin từ Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm TP.HCM).
+ Bệnh nhân đang có các triệu chứng hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang mãn, xơ nang, hội chứng Churg-Strauss… cũng rất dễ bị polyp.
Giải thích tác nhân gây tình trạng polyp mũi
Niêm mạc là một lớp lót bên trong mũi, có chức năng bảo vệ các xoang cũng như làm ẩm không khí hít vào. Khi bị kích thích do viêm hoặc dị ứng, niêm mạc mũi trở nên sưng và đỏ và có thể gây sổ mũi. Nếu bị kích thích kéo dài có thể hình thành polyp mũi.
Sự viêm nhiễm phù nề trong một khoảng thời gian dài dẫn đến hiện tượng thoái hoá đa ổ của niêm mạc mũi xoang, gọi là polyp mũi. Bệnh có chia thành polyp cấp tính và polyp mãn tính.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA KHỐI U TRONG MŨI
Khi phát hiện trong mũi có vật cản, dù là mụn hay là khối u thì cũng không nên xem thường. Bởi nguyên nhân vẫn là do viêm nhiễm tùy mức độ nặng nhẹ mà gây nên. Vì vậy khi có khối u, để giúp hạn chế tình trạng biến chứng nặng, người bệnh cần thực hành các thói quen sau:
+ Tránh xa các tác nhân như khí ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa…
+ Điều trị dứt điểm các bệnh hen suyễn hay dị ứng.
+ Vệ sinh mũi bằng cách thường xuyên rửa tay, chống lây nhiễm vi khuẩn, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý,…
+ Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là trong nhà để cải thiện tình trạng hô hấp ở các xoang, tránh tắc nghẽn và viêm.
+ Khi tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng khám và điều trị.
+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đảm bảo cơ thể lọc chất hiệu quả.
+ Có chế độ tập luyện thể dục thể thao và dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
+ Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh áp lực, căng thẳng kéo dài, khiến thở gấp.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên khoa tai mũi họng, đã tổng hợp thông tin về tình trạng có khối u trong mũi. Mục đích nhằm giúp người bệnh tham khảo tốt hơn. Chuyên gia chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.