Chứng viêm amidan quá phát là gì?
Nội dung bài viết
1. Chứng Viêm Amidan Quá Phát Là Gì
2. Các Dạng Viêm Amidan Quá Phát
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát
Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến ở nước ta. Viêm amidan phát triển theo từng giai đoạn khác nhau với những biểu hiện riêng biệt. Vậy, chứng viêm amidan quá phát là gì ? bệnh có những triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng viêm amidan quá phát qua những thông tin được chia sẻ bên dưới, để có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn muốn tìm hiểu về chứng viêm amidan quá phát >>> Nhấp vào khung chat để được chuyên gia tư vấn rõ ràng, cụ thể và miễn phí.
Chứng viêm amidan quá phát là gì?
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và tái phát nhiều lần khiến amidan có kích thước to hơn bình thường. Chứng viêm amidan quá phát thường xảy ra sau một đợt viêm amidan mãn tính kéo dài.
Tham khảo thêm bài viết:
>> Bệnh viêm amidan mãn tính có chữa được không?
>> Thường xuyên bị viêm họng hạt do nguyên nhân gì?
Chứng viêm amidan quá phát là gì ?
Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm amidan quá phát, người bệnh có thể tham khảo những thông tin như: Các dạng viêm amidan quá phát, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh… được chia sẻ bên dưới:
Các dạng viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát A1: Amidan tròn, sưng to, cuống gọn; chiều ngang của amidan nhỏ hơn hoặc chỉ bằng 1/4 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước của amidan.
Viêm amidan quá phát A2: Amidan quá phát sưng to và tròn tương tự như dạng 1; nhưng chiều ngang amidan bằng 1/3 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước của amidan.
Viêm amidan quá phát A3: Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng một nửa khoảng cách giữa chân 2 trụ trước của amidan.
Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không? phòng ngừa bệnh bằng cách nào? [Tư vấn tại đây]
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan quá phát
Các chuyên gia cho rằng, viêm amidan quá phát hình thành chủ yếu là do viêm amidan mãn tính kéo dài và không được điều trị hiệu quả. Ngoài nguyên nhân chính là do viêm amidan mãn tính, các tác nhân sau cũng khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm amidan quá phát cao hơn bình thường, cụ thể:
⇒ Thời tiết thay đổi đột ngột, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều hoặc nắng nóng… Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi và các hóa chất độc hại.
⇒ Vệ sinh thân thể và vùng họng kém, hệ miễn dịch kém hoặc cơ thể dễ bị dị ứng.
⇒ Người bệnh mắc bệnh viêm lợi, viêm họng, viêm xoang, viêm V.A cũng có khả năng bị viêm amidan quá phát.
⇒ Vi khuẩn trú ngụ thời gian dài trong amidan do cấu trúc amidan có nhiều khe hốc.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan quá phát
Bệnh viêm amidan quá phát thường có các triệu chứng như:
⇒ Amidan sưng to, có kích cỡ như hạt hạnh nhân, nằm bên trong thành họng và chèn ép khoang họng, trụ trước đỏ.
⇒ Người bệnh ăn chậm, khó nuốt thức ăn, luôn cảm thấy như có dị vật ở bên trong họng.
⇒ Đau rát họng, hơi thở có mùi hôi, ho khan kéo dài và thường xuyên ho về đêm, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Chứng viêm amidan quá phát là gì ?
Phòng tránh viêm amidan quá phát
Chứng viêm amidan quá phát có thể gây tắc đường hô hấp dẫn đến tình trạng ngáy ngủ, ngủ không ngon giấc, có triệu chứng ngưng thở trong khi ngủ; thay đổi giọng nói; ảnh hưởng đến việc ăn uống và sự phát triển về thể chất, đặc biệt là ở trẻ em.
Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh viêm amidan quá phát cần phải được thực hiện hiệu quả. Và để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh hãy áp dụng một số cách sau:
► Giữ ấm cơ thể, nhất là ở vùng cổ, ngực và tay chân vào mùa lạnh.
► Vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
► Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, hạn chế uống nước đá và ăn đồ lạnh…
► Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tai mũi họng.
► Đặc biệt, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu viêm họng, viêm amidan kéo dài, thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp chuyên gia ngay để được thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.
Mong rằng, qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chứng viêm amidan quá phát. Nếu còn có điều gì thắc mắc, người bệnh có thể nhấp vào khung chat để được các chuyên gia chuyên khoa giải đáp cụ thể, tận tình.
Bài viết bạn đang xem nằm trong chuyên mục bệnh về họng – viêm amidan. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://benhvientaimuihong.vn