Đau tai trái và dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm không thể xem thường
Đau nhức tai gây khó chịu và có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được chữa trị ngay. Tình trạng đau tai trái phải kéo dài có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Chúng gây cảm giác đau nhức, mất tập chung khi cơn đau liên tục lặp lại. Bên cạnh nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn tới việc giảm thính lực hay điếc vĩnh viễn. Hãy cùng tham khảo bài viết đau tai trái và dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm không thể xem thường để biết thêm chi tiết nhé.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG ĐAU TAI TRÁI
1. Thế nào là đau tai trái
Đau nhức tai trái, phải là các dấu hiện đau ở trong, hoặc ngoài tai, có nhiều nguyên nhân cũng như triệu chứng ở từng trường hợp đâu tai khác nhau. Gây ra đau đớn và những khó khăn trong vấn đề sinh hoạt.
Bạn biết không những tác động nhiễm trùng, ngoại lực, bị kích thích từ bên trong hoặc bệnh lý tiềm ẩn… Nó đều sẽ gây ra những cơn đau ở bên trong lỗ tai. Ở đối tượng người lớn thì cơn đau tai có thể còn đi kèm với việc suy giảm thính giác hoặc bị chảy dịch từ tai ra.
Còn ở trẻ nhỏ cơn đau tai sẽ đi kèm với những triệu chứng như là: Đau nhức ở trong tai, xuất hiện phản xạ với âm thanh không nhạy, bị sốt, cảm giác bên trong tai lùng bùng, khó ngủ, khóc hoặc cáu kỉnh, trẻ ngoáy tai liên tục hoặc đưa tai lên đầu, bị đau đầu, mất thăng bằng, ăn không ngon miệng.
Đau tai trái là vân đề xảy ra ở nhiều người
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm chớ xem thường
Viêm tai ngoài
Đây là bệnh nhiễm trùng tại ống tai ngoài và bệnh có thể gây ra khó chịu nhẹ. Cơn đau có thể tăng dần hoặc xuất hiện đau nhức dữ dội. Nước đọng ở trong tai sau bơi chính là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng viêm tai ngoài.
Chính điều này sẽ tạo môi trường ẩm và vi khuẩn phát triển. Việc đeo máy trợ thính quá lâu hoặc ngoáy tai bằng tay bẩn hay tăm bông thường xuyên cũng có thể làm cho lớp da mỏng lót ở ống tai ngoài bị ảnh hưởng.
Viêm tai giữa
Nếu chất lỏng tích tụ ở khoảng trống phía sau màng nhĩ thì tình trạng này có thể khởi phát ra viêm tai giữa. Bệnh lý này bắt nguồn bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên như là cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Viêm tai trong
Đau tai trái cũng có thể là do viêm tai trong. Tình trạng này khởi phát bởi một cơn cảm lạnh, nhiễm trùng ở tai giữa sau đó lan vào tai trong. Chính vì vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng cùng thính giác.
Viêm tai xương chũm
Ở đây xương chũm nằm phía sau tai và có thể là biến chứng viêm tai giữa mãn tính. Người bệnh khi đó sẽ thấy đau đớn hoặc đau nhói kéo dài.
Viêm mô tế bào
Là tình trạng nhiễm trùng da cùng mô mềm dưới da mà thủ phạm chính là vi khuẩn lậu cầu. Nếu người bệnh điều trị không đúng cách có thể còn dẫn đến nhiễm trùng lan vào hạch bạch huyết cùng máu. Biến chứng nguy hiểm đó là gây ra nhiễm khuẩn máu, hoại tử mô, viêm mạch bạch huyết…
Bệnh Zona
Chính là dạng tái hoạt của virus gây thủy đậu. Bệnh lý này không đe dọa tính mạng nhưng có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thị lực vĩnh viễn, xuất hiện sẹo xấu ở trên da…
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra bị đau tai trái cũng có thể là do một số nguyên nhân khác gây ra như sau: Bị hội chứng TMJ, thủng hoặc rách màng nhĩ, sâu răng hoặc những vấn đề về răng, bị eczema ở trong ống tai, đau dây thần kinh sinh ba…
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau ở tai trái
PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ ĐAU TAI TRÁI
1. Tiến hành thăm khám tại trung tâm y tế
Khi bị đau ở tai trái thì điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là tìm đến địa chỉ uy tín để được thăm khám tìm ra nguyên nhân chữa trị. Tùy vào từng trường hợp mà chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp khác nhau như dùng thuốc loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên dù áp dụng loại thuốc chữa đau tai trái nào cũng cần kiêng trì thực hiện đúng theo hướng dẫn từ chuyên gia chuyên khoa.
2. Tiến hành chữa trị bằng các phương pháp tại nhà
Tiếp đến để điều trị đau ở tai trái thì bạn cũng có thể tự mình chăm sóc bằng việc chườm ấm hoặc chườm lạnh lên tai. Phương pháp này an toàn cho cả trẻ em cùng người lớn nhưng nên có sự xen kẽ nhau giữa chườm ấm và chườm lạnh 10 phút mục đích tăng hiệu quả giảm đau.
Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng các bước giảm thiểu đau tai như sau: Ngồi thẳng và tự xoay cổ cùng đầu sang phải đến khi đầu song song cùng vai. Tiếp đến hãy nâng cao vai như đang cố gắng dùng đầu vai che tai. Thực hiện động tác này từ từ đếm từ 1 đến 5 và thư giãn rồi đổi bên. Bạn lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày.
Cần sớm thăm khám để được chuyên gia tìm ra giải pháp chữa trị đau ở tai trái
3. Sử dụng một số phương pháp dân gian
Chữa đau tai trái bằng các mẹo tự nhiên cũng là giải pháp được chia sẻ nhiều như sau:
♦ Dùng dầu olive: Bạn nhỏ một vài giọt dầu olive ấm vào trong tai sẽ giúp giảm đau nhanh. Nhưng lưu ý chỉ dùng nhiệt độ dầu oliu bằng thân nhiệt của bạn vì nếu quá nóng nó có thể gây bỏng tai.
♦ Dùng gừng: Với đặc tính chống viêm tự nhiên gừng giúp làm dịu cơn đau tai an toàn hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa một chút nước cốt gừng hoặc dầu gừng quanh ống tai ngoài. Lưu ý không nhỏ vào bên trong tai.
♦ Dùng tỏi: Với đặc tính kháng sinh và giảm đau do vậy dùng tỏi sẽ hỗ trợ chữa đau tai trái. Bạn chỉ cần nghiền nát vài tép tỏi rồi ngâm trong dầu olive hoặc dầu mè ấm. Sau khoảng vài phút thì lọc lấy nước rồi bôi vào bên ống tai.
♦ Dùng oxy già: Chỉ cần dùng vài giọt oxy già nhỏ vào tai bị đau. Sau vài phút bạn nghiêng tai giúp oxy già từ tai chảy ra ngoài và rửa tai bằng nước sạch sau đó lau khô.
4. Cách phòng chống đau tai trái đơn giản tại nhà
Ngoài ra chúng ta có thể phòng ngừa tình trạng đau ở tai trái bằng một số biện pháp như sau: Bỏ hút thuốc lá và tránh tiếp xúc cùng khói thuốc, không được cho tay hay bất cứ vật lạ nào vào bên trong tai của mình, tránh để tai dính nước có thể dùng mũ trùm hoặc nút tai khi bơi, sau khi tắm gội nên lau khô tai và tránh những tác nhân gây dị ứng như bụi cùng phấn hoa…
Bài viết bên trên đã chia sẻ ánh nhìn tổng quan về tình trạng đau tai trái, nếu muốn được biết thêm thông tin hãy liên hệ với chuyên gia của Phòng khám đa Khoa Hoàn Cầu - nơi có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, chữa trị khi bị đau ở tai trái. Những câu hỏi liên quan đến đau ở tai trái cần tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của phòng khám hoàn Cầu ngay!