[Đọc ngay] Viêm phế quản là gì?
Một trong các bệnh về đường hô hấp có mức độ phổ biến rộng hiện nay là bệnh viêm phế quản. Phế quản đóng vai trò quan trọng trong việc đưa khí từ mũi đến từng ngách sâu trong phổi. Khi phế quản bị viêm sẽ gây khó khăn trong việc hít vào và thở ra. Vì vậy, cần [Đọc ngay] Viêm phế quản là gì? để có những hiểu biết về bệnh, nguyên nhân và cách chữa nhá.
TỔNG QUAN THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
Viêm phế quản là gì?
Phế quản có chức năng lọc và dẫn khí đến các phế nang ở 2 lá phổi, để thực hiện quá trình trao đổi khí. Phế quản có nhiều nhánh nhỏ nên còn được gọi là cây phế quản. Hệ thống cây phế quản trong cơ thể người có thể xem là nguồn sống của toàn bộ tế bào.
Viêm phế quản là tình trạng viêm ở bộ phận niêm mạc ống phế quản. Khi chụp hình sẽ thấy, niêm mạc phế quản xuất hiện rõ các vùng bị viêm đỏ, khi bị nặng có thể có mưng mủ khiến người bệnh đau rát khi thở.
Theo cấp độ bị tổn thương và kéo dài của bệnh, viêm phế quản được chia ra làm hai loại:
+ Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng vùng niêm mạc cổ họng bị virus, vi khuẩn tấn công. Bệnh đến bất ngờ, người bệnh chưa hề có bệnh nền nào trước đó.
+ Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm, để tái phát nhiều lần. Lúc này, ống phế quản đã bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu viêm phế quản mãn tính không được chữa trị khỏi hoàn toàn, có thể biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - đe dọa đến tính mạng.
Mỗi loại sẽ có mức độ nguy hiểm và tổn thương riêng. Chính vì vậy, việc điều trị của hai dạng bệnh này cũng có những điểm khác nhau.
Viêm phế quản nguy hiểm như thế nào?
Viêm phế quản hầu như ở mọi trường hợp đều có thể chữa trị đơn giản và nhanh chóng nếu can thiệp đúng cách và kịp thời. Nếu để bệnh biến chứng sang các bệnh dưới đây, sức khỏe của bệnh nhân thực sự sẽ gặp nguy hiểm:
+ Bệnh viêm phổi: khi bị viêm phế quản lâu ngày, hệ miễn dịch suy yếu. Tác nhân gây viêm tấn công và gây viêm phổi. Đây là bệnh có độ nguy hiểm cao, đơn cử như bệnh lao.
+ Bệnh hen phế quản: do hay khó thở, thở đứt quảng kéo dài, sẽ tạo ra hen phế quản. Đây là một biến chứng rất hay gặp với bệnh nhân không điều trị viêm phế quản kịp lúc.
+ Bệnh tim mạch: biến chứng này không ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mà do thiếu oxi vào máu nên vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào máu, từ đó gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống tim mạch của cơ thể.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Đối với Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra do vi rút hoặc vi khuẩn gây nên.
+ Khi bị viêm họng hay mắc cảm cúm thông thường, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị ốm sẽ rất dễ mắc virus.
+ Virus hoặc vi khuẩn sẽ thông qua đường không khí hoặc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu để phát triển và gây ra viêm phế quản.
Ngoài ra, viêm phế quản cấp tính có thể do bội nhiễm vi khuẩn, tụ cầu khuẩn hay phế cầu khuẩn,...
Đối với Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là hệ quả của việc mắc bệnh viêm cấp tính kéo dài mà không được chữa trị đúng cách, dứt khoát.
Ngoài nguyên nhân chính từ viêm cấp tính thì với người bệnh hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường có không khí ô nhiễm. Những chất ô nhiễm này sẽ gây ra những kích thích mạnh đến phổi khiến cho bệnh lý càng thêm nặng và khó điều trị hơn.
Chính vì vậy, các công nhân làm việc trong môi trường như hầm than, công nhân kim loại, thợ xây dựng,... thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản hơn người khác.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có nhiều triệu chứng khá giống với cảm cúm thông thường, do đó nếu không tinh ý có thể nhiều người không biết rằng mình đang mắc bệnh. Dưới đây là những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh này.
Ho dồn dập, không kiểm soát được
Triệu chứng đầu tiên khi mắc viêm phế quản chính là ho, ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Người bệnh thường sẽ ho liên tục trong nhiều ngày, hoặc thậm chí là vài tuần dù tình trạng viêm đã được cải thiện. Ngoài ho khan, nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể ho lẫn đờm nhầy hoặc ho ra máu trong đờm.
Cảm giác khó thở, thở không đều, tức ở lồng ngực
Đây cũng là triệu chứng của người mắc viêm phế quản. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực. Khi nằm tình trạng khó thở sẽ càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng thở khò khè thành tiếng.
Cổ họng có triệu chứng đau rát khó chịu
Dấu hiệu tiếp theo chính là đau rát vùng cổ. Cổ họng bị khô và đau. Đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện hoặc ho. Đau rát cổ họng sẽ khiến cho người bệnh không muốn ăn uống, nói chuyện.
Thường xuyên sốt cao, cơ thể mệt mỏi
Khi bị viêm phế quản người bệnh sẽ ốm, mệt mỏi và sốt cao. Tình trạng sốt kéo dài sẽ rất dễ bị nhầm tưởng sang sốt vi rút. Khi thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đi gặp chuyên gia để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Nhận biết rõ các dấu hiệu tránh việc nhầm lẫn sang các triệu chứng của cảm sốt thông thường. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng khó điều trị hơn.
Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh viêm phế quản có thể gặp các triệu chứng khác như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt, hạch bạch huyết bị sưng, phát ban trên da...
BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Ngoài dùng thuốc Tây để chữa bệnh viêm phế quản, nhiều người lựa chọn các dùng thuốc dân gian. Ưu điểm của các bài thuốc này là dễ kiếm tìm, dễ thực hiện, nguyên liệu hầu hết lành tính và an toàn mà lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách được nhiều người áp dụng nhất:
Viêm phế quản là bệnh dễ gặp vậy nên các phương pháp điều trị có rất nhiều. Bên cạnh điều trị bệnh bằng thuốc Tây thì các bài thuốc dân gian cũng đem lại hiệu quả không kém. Hơn hết, việc điều trị bệnh bằng thuốc dân gian sẽ đảm bảo an toàn hơn, không gây ra các tác dụng phụ.
Gừng chữa bệnh viêm phế quản cực kì hiệu quả
Củ gừng vô cùng quen thuộc trong đời sống của người Việt. Nó không chỉ là một loại gia vị trong các món ăn mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Người ta có thể sử dụng gừng tươi cắt mỏng và ngập trực tiếp để giúp điều trị viêm phế quản. Hay sử dụng gừng để pha với quế, đinh lăng. Loại nước này vừa thơm ngon, vừa có tác dụng giữ ấm, chữa bệnh rất tốt.
Chữa viêm phế quản tại nhà bằng tỏi
Tỏi có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt, do đó, đây là một trong những bài thuốc quan trọng được dân gian áp dụng trong việc chữa bệnh viêm phế quản.
Củ nghệ - lựa chọn chữa viêm phế quản đơn giản
Bên cạnh các nguyên liệu trên, nghệ cũng là một trong những nguyên liệu trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Nghệ vừa có khả năng chống viêm vừa giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, nghệ còn giúp long đờm, giảm ho hiệu quả. Các bài thuốc từ nghệ bạn có thể áp dụng như: đun sôi nghệ và sữa để uống hằng ngày, trộn bột nghệ cùng mật ong và ăn hay pha trà với nghệ,...
Thông tin [Đọc ngay] Viêm phế quản là gì? được các chuyên gia từ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tổng hợp, mong muốn giúp người bệnh có góc nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.