Đờm có máu cảnh báo bệnh gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Đờm là chất nhầy ở trong cổ họng. Liệu có phải lúc nào cơ thể cũng luôn có đờm? Đờm có máu có phải do tổn thương, xuất huyết ở bộ phận nào gây ra máu chảy lẫn vào đờm không? Tìm hiểu bài viết Đờm có máu cảnh báo bệnh gì? để hiểu rõ vấn đề hơn nhá!

THÔNG TIN Y HỌC CẦN BIẾT VỀ ĐỜM

Đờm (hay đàm) là gì?

Theo giải phẫu học, đờm là chất tiết ra từ đường hô hấp. Cấu tạo của đờm gồm có chất nhầy, hồng cầu, tế bào miễn dịch, bạch cầu mủ,... thường được tống ra ngoài cơ thể từ hoạt động của khí quản và phế quản.

Không phải lúc nào đờm cũng được tống ra ngoài, trong cổ họng luôn tồn tại một lượng đờm nhất định để ngăn không cho vật lạ qua đường hô hấp mà đi vào làm hại phổi.

Trong y học, các mẫu đờm được kiểm tra phần lớn bằng mắt thường. Vì màu sắc của đờm dường như thể hiện rõ dị vật trong họng là bình thường hay có tác động tiêu cực nào đến hệ hô hấp hay không. Thông thường, đờm có màu trắng như giấy trắng, không pha lẫn màu nào, đó là mẫu đờm bình thường.

Màu phổ biến thứ hai của đờm là màu vàng. Hiện tượng này là do nhiễm trùng vi khuẩn vào phế quản hoặc phổi. Sắc độ vàng trong đờm càng cao thì mức độ viêm càng nặng.

Hiện tượng đờm có máu là gì?

Nguyên nhân cần tống đờm ra ngoài

Dị ứng khói bụi, phấn hoa

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đờm ở cổ họng ở hầu hết người bệnh. Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… là những tác nhân chủ yếu gây ra các chứng dị ứng.

Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá

Thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến hai lá phổi - bộ phận hô hấp của con người.

Những người hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và các chất kích thích khác.

Nhiễm trùng

Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Nhưng nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Chức năng sinh lý

Nếu chức năng sinh lý của mũi và họng suy giảm sẽ làm cho đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.

Do virus

Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm. Phản ứng với một số loại thực phẩm: Các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều đờm, gây khó thở.

ĐỜM CÓ MÁU LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ?

Đây là một hiện tượng đặc biệt về màu sắc của đờm. Việc tống đờm ra ngoài là một phản xạ tự nhiên. Nhưng nếu lượng tống ra ngoài càng lúc càng nhiều và có màu đỏ của máu thì đó là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. Cụ thể gồm:

Hệ thống hô hấp trên có thể đã bị tổn thương

Triệu chứng: cổ họng bị đau rát, niêm mạc họng sưng phù và ứ máu.

Khi người bệnh khạc đờm sẽ tạo ra áp lực làm cho mạch máu ở niêm mạc họng vỡ ra và dính vào đờm. Các bệnh làm cho đường hô hấp bị tổn thương chủ yếu là: viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,...

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khiến khạc đờm là cơ chế kháng viêm bình thường. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus; hay nấm Aspergillus cũng có thể sinh ra triệu chứng khạc đờm ra máu.

Tắc mạch phổi, viêm phổi, viêm phế quản

Tắc mạch phổi

Triệu chứng: huyết khối bị vỡ ra và trôi nổi trong mạch máu và có bộ phận không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch gây tắc mạch phổi.

Tùy thuộc vào lượng máu không đến được phổi là bao nhiêu mà mức độ của bệnh sẽ có sự khác nhau. Người bệnh thường ho hoặc khạc đờm ra máu.

Viêm phổi

Là tình trạng tổn thương tổ chức phổi ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ gọi là phế nang. Người bệnh thường ho nhiều, ho có đờm hoặc khạc ra đờm có máu.

Viêm phế quản

Đây là hiện tượng đường dẫn khí trong phổi bị viêm gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở. Lúc này người bệnh ho có đờm, khó thở, thở khò khè, đau họng, có lẫn máu trong đờm,...

Giãn phế quản

Tình trạng này khiến cho phế quản và đường thở bị sưng to rồi sản xuất ra nhiều chất nhầy.

Triệu chứng: hơi thở có mùi hôi, thở khò khè, khó thở, một số trường hợp khạc ra đờm có lẫn máu.

Bệnh lao phổi

Triệu chứng: ngoài khạc đờm có lẫn màu, còn kèm theo cân nặng giảm sút đột ngột, đổ mồ hôi trộm vào đêm, mệt mỏi, sốt về chiều,...

Với các đối tượng thường xuyên hút thuốc lá, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lao phổi càng cao.

Bị tắc nghẽn phổi mãn tính

Đây là bệnh lý làm tổn thương mạch máu, nhu mô phổi và đường thở nên tất yếu người bệnh sẽ bị khạc đờm ra máu, khó thở, có mủ trong đờm,...

Ung thư phổi

Người bị ung thư phổi ngoài việc khạc ra đờm có máu còn thường có các triệu chứng như: đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi, chán ăn,...

Bệnh nhân cần làm gì khi đờm khạc ra có lẫn máu?

BỆNH NHÂN CẦN LÀM GÌ KHI KHẠC ĐỜM CÓ MÁU?

Tiên quyết hơn hết là người bệnh cần đến gặp và trao đổi với chuyên gia về tình trạng của bản thân. Tuy nhiên, cần xác định rõ thời điểm cần gặp và sẽ trao đổi những gì để cải thiện được sức khỏe của mình.

Khi nào cần đến thăm khám chuyên gia

Người bệnh tại thời điểm xuất hiện 2 dấu hiệu sau, cần tìm kiếm cơ sở y tế uy tín và chất lượng để được thăm khám ngay:

+ Tình trạng đờm lẫn máu lặp lại với tần suất ngày càng nhiều. Máu trong đờm ngày càng dễ nhìn thấy.

+ Các triệu chứng đi kèm như: ho nhiều, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, đau tức ngực, khó ngủ, giảm cân nhanh chóng, ra mồ hôi nhiều bất thường,...

Quy trình thăm khám cùng chuyên gia

+ Khi đến khám, chuyên gia chuyên khoa sẽ trao đổi cùng bệnh nhân các vấn đề bản thân đang gặp phải, cùng các tiểu sử bệnh lý trong quá khứ.

+ Tiến hành kiểm tra lâm sàng mũi, miệng, tai. Lấy mẫu đờm để thực hiện xét nghiệm hóa học.

+ Một số kiểm tra có thể được đề nghị thực hiện như: chụp X- Quang, chụp CT ngực, nội soi phế quản, xét nghiệm máu,...

+ Dựa trên những kết quả có được, chuyên gia sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị để bệnh nhân hiểu về cách khắc phục tình trạng đờm ra máu sao cho hiệu quả.

Lưu ý:

Với mỗi nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Ví dụ như:

+ Nếu do viêm mạc họng, phế quản bị tổn thương ở cấp độ nhẹ, thì có thể sẽ cần nội soi phế quản.

+ Nếu lượng máu trong đờm lớn, sẽ cân nhắc dùng phương pháp nút mạch khi chụp động mạch phế quản, và truyền máu kịp thời.

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu hi vọng bài viết Đờm có máu cảnh báo bệnh gì sẽ giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề vì sao bản thân lại có đờm, và khi đờm có màu có phải hiện tượng bất thường không. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342