Đờm: Định nghĩa, phân loại và phản ánh bệnh lý hô hấp
Đờm là chất dịch ở cổ họng. Vì sao con người cần đờm? Và khi bệnh về họng, các chuyên gia thường xét nghiệm đờm để chẩn đoán bệnh? Đờm: Định nghĩa, phân loại và phản ánh bệnh lý hô hấp sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi liên quan, giúp nhận thức được tầm quan trọng của đờm nhá!
THÔNG TIN Y HỌC LIÊN QUAN VỀ ĐỜM
Đờm là gì?
Đờm (hay đàm) là chất dịch tiết ra từ hệ hô hấp. Thành phần gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản).
Trong y học, phương pháp phân tích mẫu đờm từ bệnh nhân gồm:
+ Quan sát bằng mắt thường: có thể thực hiện tại nhà, thông qua ghi ghép về màu sắc. Nếu có bất kì gợi ý về màu vàng nào, đều có thấy bệnh nhân có nguy cơ bị viêm nhiễm hô hấp.
+ Điều tra vi sinh học về nhiễm trùng hệ hô hấp.
+ Điều tra tế bào học của đường hô hấp.
Lưu ý:
+ Mẫu đàm cung cấp không được chứa bất kì một vật liệu nào dịch nhầy nào từ khoang mũi chảy xuống.
Phân loại đờm cụ thể
Theo kiến thức y khoa phân tích, có tất cả 5 loại đờm khác nhau. Cụ thể:
+ Đờm thanh dịch.
+ Đờm mủ.
+ Đờm máu.
+ Đờm nhầy.
+ Đờm bã đậu.
ĐỜM PHẢN ẢNH BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ HÔ HẤP
Đờm của một người khỏe mạnh
Theo cơ chế sinh học, cơ thể thường đẩy đờm ra ngoài bằng hành động khạc đờm vào sáng sớm. Vì khi ngủ, đờm không thể chảy xuống dạ dày, cũng không thế đẩy ra ngoài nên ứ đọng ở họng. Đến sáng mới có thể khạc ra ngoài dễ dàng.
Đối với người khỏe mạnh, đờm có các đặc điểm sau:
+ Lượng đờm khạc ra ít.
+ Có độ trong và bóng nhẫy.
+ Độ kết dính thấp vì không có cuộc chiến đấu giữa bạch cầu và tế bào xâm nhập.
Dựa vào các chi tiết này, chuyên gia có thể kết luận quá trình trao đổi chất ở phổi và niêm mạc, khí quản diễn ra hoàn toàn bình thường.
Tính chất và trạng thái của đờm (đàm)
Đàm có mủ và những sợi máu, tia máu
+ Sáng sớm ngủ dậy nếu khạc đàm có sợi máu hoặc cục máu nhỏ thì hãy cảnh giác với bệnh ung thư vòm họng.
+ Đàm lẫn máu trong thời gian dài, kèm đau ngực, mệt mỏi, sụt cân: Có thể là ung thư khí quản.
+ Đàm dính những tia máu tươi: Lao phổi, giãn khí-phế quản, cũng có thể là viêm họng.
+ Đàm có máu màu đen: Thường thấy trong các bệnh tắc nghẽn ở phổi.
+ Đàm dạng bọt lẫn máu: Phù phổi cấp.
Đàm có chất nhầy không màu hoặc trong suốt, màu trắng nhạt
+ Thường thấy ở bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi thời kỳ đầu, viêm khí quản mạn tính. Đàm thường nhiều, tương đối dính và có sủi bọt.
Đàm có mủ nhầy dưới dạng cục nhỏ màu vàng
+ Thấy nhiều ở bệnh cảm cúm, viêm khí quản-phổi vào thời kỳ bắt đầu hồi phục.
Đàm ở dạng nước sền sệt, sủi bọt, trong suốt, loãng
+ Thấy nhiều ở bệnh giãn nhánh khí quản, lượng đàm nhiều và dễ long.
Màu sắc của bãi đờm (đàm)
Màu trắng
+ Có thể thấy trong bệnh viêm nhánh phế quản hoặc viêm phổi, thường do cầu khuẩn gây nên.
Màu vàng hoặc vàng lục
+ Viêm phế quản, phổi nhưng đã chuyển đổi qua giai đoạn bội nhiễm.
Màu đỏ hoặc nâu đỏ
+ Chứng tỏ trong đàm có máu hoặc có chất hemoglobin.
Màu hồng
+ Thường gặp trong phù phổi cấp. Bệnh nhân thường ho ra nhiều đàm có bọt màu hồng. Đó là một tình trạng "chết đuối trên cạn" cần phải cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nguyên nhân thường do các bệnh tim mạch, cao huyết áp, do truyền một lượng dịch quá lớn và nhanh gây tăng áp lực mao mạch ở phổi và dẫn đến phù phổi cấp.
Màu chocolate
Thường gặp trong vỡ áp xe gan do amip. Ổ apxe này có thể thông với các nhánh khí phế quản-phổi, gây khạc đàm màu chocolate. Bệnh nhân có thể bị biến chứng áp xe phổi.
Lượng đàm khạc ra
Dịch đàm nhiều hơn bình thường một chút
+ Có thể thấy ở bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi thời kỳ đầu.
Dịch đàm từ nhiều bỗng nhiên giảm
+ Kèm theo tình trạng cơ thể xấu đi (sốt cao, mệt mỏi, khó chịu hơn trước).
+ Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn nhánh khí - phế quản, làm đàm không dẫn lưu được ra bên ngoài. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và tăng cường dẫn lưu đàm.
+ Chú ý: Không được dùng kháng sinh bừa bãi hoặc thay thế kháng sinh, dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị.
HƯỚNG DẪN TAN ĐỜM HIỆU QUẢ, NGĂN NGỪA BỆNH HÔ HÂP
Xông hơi cổ họng
Là một trong những phương pháp đơn giản nhất để loại bỏ đàm hiệu quả. Những hơi nóng sẽ vào cổ họng bao bọc lấy các lớp đàm và bóc đi chúng dễ dàng từ cuống họng. Bạn có thể tự xông hơi trị đàm ở nhà bằng cách:
+ Tắm xông hơi hai lần mỗi ngày. Bạn chỉ cần tắm bằng nước nóng để phòng tắm có đầy đủ nhiệt và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đàm được lỏng ra. Sau đó, bạn nên nhớ dưỡng ẩm cơ thể với tinh dầu tự nhiên sau khi xông hơi.
+ Một phương pháp khác đó là đổ nước sôi vào bát to, rồi chùm khăn lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn long đàm nhanh và dễ dàng.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Một số gia vị trong gian bếp như chanh, gừng, nghệ được xem là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Trong trường hợp mức độ đàm đặc, kéo dài kèm theo đó có các biểu hiện đau rát họng, khản tiếng nặng thì nên sử dụng một số chế phẩm thảo dược được thiết kế đặc trị cho các bệnh lý đường hô hấp.
Thường xuyên súc họng, bổ sung nước lọc
Việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày 2 lít rất có lợi cho cổ họng. Không để chất nhầy bám lại quá lâu, khiến tình trạng viêm nhiễm dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, nên uống nước lọc, hạn chế uống nhiều nước ngọt có gas, trà sữa,... Lượng đường trong các thức uống này nếu bổ sung nhiều, sẽ gây đờm ở cổ họng.
Đờm là chất nhầy ở cổ họng được tiết ra thường xuyên. Việc phân tích đờm giúp chẩn đoán bệnh lý thêm chính xác. Các thông tin đã được tổng hợp từ các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.