Gặp bệnh ngủ ngáy nên xử trí như thế nào?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Hiện tương ngủ ngáy vô cùng phổ biến trong xã hội. Bất kể đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngủ ngáy. Liệu dân gian hay truyền tai do làm mệt nên ngủ ngáy, có đúng hay không? Cùng tìm hiểu Gặp bệnh ngủ ngáy nên xử trí như thế nào? để có câu trả lòi cho mình nhá!

THẾ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG BỆNH NGỦ NGÁY?

Bệnh ngủ ngáy là gì?

Ngủ ngáy là một hiện tượng liên quan đến tai mũi họng thuộc hệ hô hấp trên. Theo y học giải thích, là do sự tắc nghẽn không khí khi hít vào lúc ngủ ở một đoạn bị hẹp lại. Áp suất luồng không khí này sẽ khiến niêm mạc bị rung lên, tạo thành sóng âm. Theo ống thở, qua thanh quản sẽ tạo thành âm thanh đặc biệt, gọi là tiếng ngáy. Đoạn bị hẹp lại có thể do nhiều nguyên nhân và xảy ra ở vùng họng, vùng mũi hoặc vùng miệng.

Theo khảo sát cho thấy, người mắc bệnh ngủ ngáy chỉ cảm thấy tiếng ngáy có chút ảnh hưởng mọi người. Bản thân cảm thấy khỏe mạnh, không vấn đề gì. Thực tế y học đã chứng minh quan điểm này sai. Bệnh ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì, giảm ham muốn tình dục,...

Bệnh ngủ ngáy thường làm rối loạn quá trình hô hấp trên. Cụ thể, sự lỏng lẻo ở mô mềm và niêm mạc cuống họng có thể che mất đường khí quản khi có chứng ngủ ngáy. Điều này ngăn phổi thực hiện chức năng, gây thiếu oxy toàn thân, đặc biệt não. Khi đó, não phát tín hiệu điều chỉnh để vùng hầu họng và khí quản giãn nở, tránh bị che lấp. Sự điều chỉnh này giúp hô hấp trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu rối loạn thường xuyên xảy ra, sẽ gây chứng ngưng thở khi ngủ - vô cùng nguy hiểm..

Thế nào là hiện tượng bệnh ngủ ngáy?

Dấu hiệu, triệu chứng theo cấp độ của bệnh

Bệnh ngủ ngáy được chia thành 3 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Cụ thể gồm:

Cấp độ 1

Người bệnh ít khi ngáy, tiếng ngáy không to. Đặc biệt, khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.

Cấp độ 2

So với cấp 1 thì tần suất ngáy vừa phải, tiếng ngáy to hơn. Ở cấp độ 2, khi nằm nghiêng ngủ vẫn sẽ hết ngáy.

Cấp độ 3

Ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ, kể cả nằm nghiêng.

Kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi.

Mức độ này có thể nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của bệnh ngủ ngáy

Đến những người xung quanh

Một người ngủ ngáy trước tiên làm ảnh hưởng đến người xung quanh rất nhiều như con cái, vợ, chồng, hàng xóm,…

Âm thanh tiếng ngáy theo ghi nhận có thể đạt đến 120 dB. Và hình dạng sóng âm lúc xuống lúc lên, rất khó chịu. Điều này khiến người xung quanh cảm thấy ồn ào và không thể đi vào giấc ngủ.

Đến bản thân người bệnh

+ Nguy hiểm nhất là tình trạng ngưng thở khi ngủ. Khi đó thiếu lượng oxy lên não cần thiết. Kết quả là sáng hôm sau thức giấc, bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, tâm trạng khó tập trung, dễ ngủ gật.

+ Nếu ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây hoặc hơn nữa thì đôi khi sẽ dẫn đến trường hợp xấu nhất đó là đột tử. Tuy đây là trường hợp hiếm gặp những vẫn có thể xảy ra.

+ Những bệnh đi kèm theo: huyết áp cao; suy tim; thay đổi nhịp, mạch của cơ thể,…

CÓ NÊN GỌI NGƯỜI BỆNH NGỦ NGÁY DẬY KHÔNG?

Có nên gọi dậy người ngủ ngáy hay không, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Yếu tố tác động gây ra bệnh ngủ ngáy

+ Đối tượng trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới. Do ảnh hưởng của lão hóa, lưỡi dễ bị tuột xuống, tạo vùng hẹp ở hệ hô hấp trên. Bên cạnh đó vòm họng dễ rung, khiến âm thanh dễ phát ra hơn.

+ Làm việc, học tập quá sức, nhiều áp lực căng thẳng.

+ Dùng thuốc an thần.

+ Lạm dụng thức uống có cồn như rượu, bia hoặc chất kích thích như thuốc lá.

+ Thường xuyên mất ngủ khiến cổ họng bị giãn.

+ Ngủ không đúng tư thế. Dễ gặp nhất là nằm ngửa mà gối kê đầu cao hơn người, khiến cổ bị gập.

+ Bị bệnh ngưng thở khi ngủ.

+ Các dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ như: cuống họng dài, cuống lưỡi to,...

Làm sao để đánh thức người đang ngủ ngáy?

Để giúp bệnh nhân tỉnh dậy một cách an toàn, tốt nhất người nhà nên vỗ, lay nhẹ để bệnh nhân tỉnh dậy. Hoặc có thể nghiêng người của bệnh nhân sang phải hoặc trái, giúp đường thở không bị tắc nghẽn

Lưu ý

+ Đừng làm bệnh nhân giật mình thức dậy một cách đột ngột vì sẽ gây ra một vài triệu chứng không tốt như: kích động, tim đập hồi hộp.

+ Tất cả những biện pháp trên đều có thể áp dụng cho cả nam và nữ.

Bệnh ngủ ngáy có chữa được không?

BỆNH NGỦ NGÁY CÓ CÁCH CHỮA NÀO KHÔNG?

+ Giảm cân để hạn chế hiện tượng ngáy lúc ngủ nếu do béo phì, thừa cân.

+ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên và đều đặn.

+ Trước khi ngủ cần hạn chế uống rượu bia trước khi ngủ khoảng 4 tiếng.

+ Kkhông nên dùng thuốc an thần hoặc bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng tương tự trước lúc ngủ. Vì thuốc này có thể khiến các cơ bắp cuống họng chùng xuống, gây ra hiện tượng ngáy lúc ngủ.

+ Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối, để tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

+ Ngủ ngáy nguyên nhân còn do bị viêm mũi dị ứng. Vì vậy, cần điều trị dứt điểm bệnh này để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

+ Để giảm tình trạng ngáy lúc ngủ, nên nằm nghiêng và giữ đầu cao để dễ thở hơn.

+ Trong trường hợp có biến chứng ở tim hoặc phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, để đưa không khí vào mũi và phổi, giúp quá trình thở diễn ra được bình thường.

+ Người mắc bệnh ngủ ngáy do dị tật hàm ếch có thể sử dụng dụng cụ nha khoa để giữ cho hàm ếch không bị chùng xuống và khí quản không bị bít lại do lưỡi nhỏ.

+ Đối với những trường hợp nặng, cần thực hiện phẫu thuật bằng tia laser để đốt các phần mềm ở cuống họng.

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh nhân cần khám định kì tai mũi họng 6 tháng để biết tình trạng cảu bản thân. Mọi thắc mắc có thể liên hệ bộ phận tư vấn để được giúp đỡ. Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342