Hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách theo BYT
Các bệnh tai mũi họng có nguyên nhân do hô hấp hoặc các cơ quan bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do tay bẩn tiếp xúc trực tiếp lên mặt, gây ra các bệnh liên quan hô hấp. Vì vậy, trong tình hình dịch phức tạp hiện nay, Hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách theo BYT là vô cùng cần thiết.
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC RỬA TAY
Ý nghĩa của việc rửa tay đúng cách
Bàn tay là cơ quan vô cùng linh hoạt, giúp con người dễ dàng cầm nắm và tác động đến những vật xung quanh. Nhờ tay mà chúng ta có thể lao động, vệ sinh cá nhân, ăn uống,.. trở nên thuận tiện hơn. Mặt khác, khi có bất kì điều gì bất thường trên cơ thể như ngứa, rát, đau,... thì lập tức, tay sẽ được não điều khiển đến. Chính vì thế, bộ phận tay là cơ quan dễ có vi khuẩn bám vào nhất trên cơ thể.
Năm 1938, theo ông Price P.B, vi khuẩn trên da bàn tay được chia thành hai dạng, gồm:
Vi khuẩn định cư
Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter... Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da.
Rửa tay đúng cách thường không loại bỏ được loại vi khuẩn định cư. Tuy nhiên, mức độ rửa thường xuyên có thể làm giảm mức độ định của của loại vi khuẩn này.
Vi khuẩn vãng lai
Loại vi khuẩn vãng lai có tính phổ biến cáo. Gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay.
Điều may mắn là phổ vi khuẩn này có thể dễ dàng loại bỏ bằng việc rửa tay thường quy.
Số liệu thống kê việc rửa tay giúp ngăn ngừa bệnh
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp:
+ Giảm 23 - 40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.
+ Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
+ Giảm 16 -21% các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, trong dân số nói chung.
+ Giảm 29 - 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.
Chú ý
+ Chỉ rửa tay bằng nước thôi thì chưa đủ, cần thực hiện quy trình rửa tay để vệ sinh tay đúng lúc và đúng cách.
Quy trình rửa tay cần được thực hiện khi nào?
+ Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
+ Trước khi ăn.
+ Trước và sau khi điều trị vết thương.
+ Trước và sau khi chăm sóc người ốm.
+ Sau khi đi vệ sinh (đại tiện và tiểu tiện).
+ Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
+ Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
+ Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
+ Sau khi chạm rác.
THÔNG TIN QUY TRÌNH RỬA TAY THEO BYT HƯỚNG DẪN
5 Thời điểm buộc phải vệ sinh tay sạch sẽ
+ Trước khi tiếp xúc với người bệnh.
+ Trước khi làm thủ thuật vô trùng.
+ Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người bệnh.
+ Sau khi tiếp xúc với người bệnh.
+ Sau khi chạm vào đồ vật, bề mặt xung quanh người bệnh.
Quy trình rửa tay thường quy ra sao?
Gồm tất cả 6 bước:
Bước 1 Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2 Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3 Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
Bước 4 Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
Bước 5 Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
Bước 6 Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Chú ý khi thực hiện quy trình rửa tay
+ Rửa tay bằng nước và xà phòng khi tay có vết bẩn.
+ Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây.
+ Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.
Ghi nhớ quy trình rửa tay đúng cách, không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ mọi người xung quanh. Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại? Hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.