Làm gì khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Trào ngược dịch từ dạ dày có thể gây viêm họng. Đây là bệnh lý khá phổ biến, nhưng ít người biết. Nguyên nhân là từ hệ tiêu hóa nên bệnh không thể điều trị như viêm họng thông thường. Làm gì khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày? sẽ hướng dẫn và trình bày chi tiết cho người đọc nhá.

VÌ SAO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY LẠI GÂY VIÊM HỌNG?

Thông tin y học về trào ngược dạ dày - GERD

Đây là hiện tượng gì?

+ Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (có tên tiếng Anh là GERD). Đây là hiện tượng các chất có chứa trong dạ dày bị trào ngược trở lên thực quản, và họng. Khiến xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, hay ợ hơi. Có trường hợp bệnh nhân còn đau rát vùng ngực, dọc theo xương ức.

Chứng trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

+ Theo thời gian, các chất bị trào ngược lên trên, sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, khiến thực quản dần bị viêm.

+ Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên. Cụ thể như: hơi thở có mùi, loét thực quản, viêm thanh quản, hẹp thực quản,...

+ Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị, nếu không được chẩn đoán đúng

Vì vậy, nguyên tắc để trị bệnh này chủ yếu là dùng thuốc để giảm chứng trào ngược. Từ đó, hạn chế ợ chua, bảo vệ cổ họng tránh bị viêm nhiễm.

Thông tin y học về trào ngược dạ dày - GERD

Nguyên nhân viêm họng do trào ngược dạ dày, thực quản

Thực quản có 2 cơ vòng, bao gồm:

+ Cơ thắt thực quản dưới (LES): có chức năng như van mở ra, cho phép thức ăn và đồ uống đi xuống khu vực dạ dày để tiêu hóa và đóng lại để giữ cho thức ăn không trào ngược trở lại.

+ Cơ thắt thực quản trên (UES): có chức năng khi axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên trên, ngăn không cho đi vào thanh quản, họng.

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh là do cơ thắt thực quản dưới - LES bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng. Khiến cho việc đóng mở thất thường, tạo điều kiện cho acid dạ dày có cơ hội trào ngược lên, làm tổn thương cổ họng. Chính cảm giác nóng rát này gây nên bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày.

Chú ý:

+ Khi cơ thắt thực quản trên - UES bị rối loạn hay suy yếu, thì sẽ tăng nguy cơ gây ra biến chứng của bệnh. Acid dạ dày sẽ chảy vào đường thở hoặc phía sau cổ họng. Khiến viêm niêm mạc ở cơ quan hầu họng hoặc thanh quản.

+ Viêm họng do trào ngược dạ dày được xem là triệu chứng điển hình của trào ngược họng thanh quản (có tên khoa học là Laryngopharyngeal Reflux).

Phân biệt trào ngược dạ dày gây viêm họng với viêm họng thông thường

Bệnh viêm họng do acid dạ dày gây nên có mức độ nguy hiểm hơn các chứng viêm họng thông thường. Tuy nhiên, về triệu chứng thì lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp trên nói chung. Theo các chuyên gia tai mũi họng, đặc điểm phân biệt nằm ở hệ tiêu hóa. Cụ thể, bệnh nhân sẽ có thêm các triệu chứng như:

+ Cồn cào khó chịu ở ruột gan.

+ Nóng rát khó tả ở vùng ngực sau xương ức.

+ Cảm giác ăn không tiêu, bụng đầy hơi, nấc liên tục.

+ Ợ chua, hơi từ họng nóng ran, buồn nôn.

Chú ý:

+ Theo thống kê, vẫn có trường hợp bệnh nhân không hề có dấu hiệu trào ngược, chỉ cảm thấy hơi vướng ở cổ họng và dễ bị khàn giọng khi nói nhiều.

+ Vì thế, khi phát hiện chứng viêm họng kéo dài kèm theo là ăn uống không ngon, khó tiêu thì nên đến các cơ sở y tế ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH VIÊM HỌNG TRÀO NGƯỢC

Thay đổi thói quen sống khoa học, lành mạnh

Chia nhỏ các bữa ăn

+ Mục đích: giảm lượng thức ăn cần tiêu hóa.

+ Người bệnh nên chia ra ăn các bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày được giãn rộng, dễ dàng tiêu hóa và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới - LES.

Hạn chế thực phẩm kích thích dạ dày

+ Mục đích: giảm kích thích dạ dày tăng lượng acid.

+ Hãy tránh dùng thức ăn cay, nóng, hoặc thực phẩm chiên dầu. Hoặc các loại thức uống như bưởi, nước cam, đồ uống có ga, cà phê, trà, rượu.

Tránh nằm ngay sau khi ăn

+ Mục đích: không tạo tư thế thuận lợi cho trào ngược dạ dày.

+ Không nên nằm xuống ngay trong 3 giờ đầu sau khi ăn. Bởi vì tư thế nằm thẳng có thể khiến dịch dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

+ Nên nằm có gối kê đầu lên, ở tư thế đầu cao hơn dạ dày.

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

+ Mục đích: giảm áp lực vùng bụng do mỡ.

+ Tình trạng thừa cân, hoặc béo phì, có thể làm tăng áp lực ở vùng bụng, khiến dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản

Không hút thuốc lá

+ Mục đích: giảm tác hại của thành phần trong khói thuốc.

+ Nicotine trong thuốc lá có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản và kích thích lượng acid dạ dày tăng lên.

Không mặc quần áo chật quanh eo

+ Mục đích: giảm áp lực chèn ép dạ dày.

+ Các loại quần áo không phù hợp sẽ gây chèn ép vùng dạ dày, khiến dịch vị đi vào thực quản.

Uống thuốc tây trị chứng dạ dày thực quản trào ngược

Uống thuốc tây trị chứng dạ dày thực quản trào ngược

Mục đích: thuốc trị trào ngược dạ dày giúp làm giảm hoặc trung hòa acid trong dạ dày.

Nhóm thuốc kháng axit

+ Mục đích: có tác dụng trung hòa acid dạ dày và làm giảm các triệu chứng của GERD bằng muối và các ion Hydroxide hoặc Bicarbonate.

+ Các thành phần hoạt chất trong thuốc có thể gồm: Canxi Cacbonat, Sodium Bicarbonate, Magie Hydroxit, Nhôm Hydroxit.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2

+ Mục đích: ngăn chặn các tế bào trong dạ dày gắn kết với các thụ thể trên các tế bào có chức năng sản xuất acid.

+ Một số loại thuốc thuộc nhóm này như Ranitidine, Cimetidine, Famotidine, Nizatidine.

Nhóm huốc ức chế bơm proton (PPI)

+ Mục đích: giảm sản xuất, giúp điều chỉnh lượng acid trong dạ dày hiệu quả.

+ Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Rabeprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole.

Lời khuyên

+ Các nhóm thuốc điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày dễ dàng tìm thấy ở các hiệu thuốc tây. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về thuốc.

+ Nếu có các triệu chứng viêm họng kèm ợ chua, hãy đến gặp chuyên gia để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

+ Bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày nếu không được chữa trị sớm rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như: viêm thực quản, ho liên tục, chít hẹp thực quản, khó nuốt, barret thực quản, vòng thực quản.

Làm gì khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân vẫn cần đến gặp và trao đổi cùng chuyên gia. Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh để giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342