Loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

  Loét miệng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải. Tuy chỉ là các vết loét nhỏ nhưng gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến loét miệng? Các biểu hiện và cách khắc phục tình trạng này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc.

NGUYÊN NHÂN GÂY LOÉT MIỆNG

  Loét miệng là những tổn thương nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc của khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng dẫn đến đau, đặc biệt khi nói chuyện, ăn uống.

  Loét miệng xảy ra có thể là nguyên nhân khởi phát của bệnh như những tổn thương nhỏ ở khoang miệng bởi bàn chải răng quá to, quá cứng, hay do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi…; hoặc kem đánh răng và nước súc miệng có chất sodium lauryl sulphate cũng là tác nhân gây loét miệng.

  Tình trạng loét miệng cũng có thể do thói quen ăn uống như:

  Thức ăn hoặc gia vị có tính acide, do nhạy cảm với một số thực phẩm như dâu, trứng, chocolate, cà phê, pho mát, dứa…;

  ► Khẩu phần ăn thiếu vitamin B12, folate, kẽm, sắt thường hay gây tổn thương niêm mạc và da trong đó có niêm mạc miệng.

Loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Thức ăn cay nóng là làm tăng nguy cơ bị loét miệng

  Viêm loét miệng cũng có thể do dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng, hay loét miệng do thay đổi nội tiết vào chu kỳ kinh nguyệt, hoặc khi gặp nhiều căng thẳng về mặt tâm lý.

  Bên cạnh đó, hiện tượng loét miệng cũng có thể xảy ra song song trong một số bệnh như bệnh viêm loét đại – trực tràng như bệnh Crohn; các viêm loét của ruột non, bệnh viêm toàn thân; tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…

TRIỆU CHỨNG CỦA LOÉT MIỆNG

  Biểu hiện ban đầu của loét miệng là sự xuất hiện của một hay nhiều đốm trắng to và hơi mọng nước bên trong niêm mạc miệng. Sau vài ngày, những đốm này đồng loạt vỡ ra tạo ra vết loét. Vết loét to dần gây ra đau đớn, khó chịu, ăn uống kém.

  Có 3 loại loét miệng chính, có thể kể đến:

   Loét nhỏ: Vết loét có kích cỡ từ 2-8mm và gây đau nhẹ. Thường vết loét sẽ khỏi sau 1-2 tuần, không để lại sẹo.

  ■ Loét lớn: Vết loét rộng hơn, có thể xâm nhập vào sâu trong các tổ chức niêm mạc. Thời gian hồi phục kéo dài, có thể lên tới 6 tuần và có nguy cơ để lại sẹo.

  ■ Loét herpes: Vết loét có dạng giống với vết loét gây ra bởi virus herpes. Điểm khác biệt là vết loét này không lây lan, nhanh hồi phục và thường khỏi sau 1-2 tuần, tuy không để lại sẹo nhưng rất dễ tái phát.

  Trong các đợt bùng phát của loét miệng, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng như: sốt, nổi hạch, mệt mỏi,...

Loét miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Lở miệng với các vét lớn gây khó khăn trong nói chuyện, ăn uống

CÁCH CHỮA TRỊ LOÉT MIỆNG

  Tình trạng loét miệng thường tự khỏi sau khoảng một đến hai tuần mà không cần điều trị và không để lại di chứng. Thế nhưng, trong một số trường hợp, người bệnh cần phải áp dụng một số liệu pháp như súc miệng hay bôi loại thuốc có chứa steroid như dexamethasone nhằm làm giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét.

  Thuốc kháng sinh như tetracycline giúp giảm đau, giảm viêm, mau lành vết loét nhưng thường ít được dùng, đặc biệt ở trẻ em. Các loại thuốc kem có chứa amlexanox, benzocaine, fluocinonide hiện nay đang được ưa chuộng bởi công dụng giảm đau và mau lành vết loét.

  Trong một số trường hợp, những thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng được chỉ định để giúp giảm đau và mau lành vết loét. Nếu vết loét gây đau nhiều, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc giảm đau (paracetamol), vitamin PP, vitamin C.

  Trong quá trình điều trị, nên ăn các thức ăn lỏng, tránh những gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét.

   Lưu ý: các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thể chỉ định từ chuyên gia, bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

  Loét miệng tuy không khó chữa, nhưng cũng cần cẩn trọng để vết loét nhanh khỏi, hạn chế bị đau lâu dài, gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. Nếu sau 2 tuần mà vết loét không đỡ hay ngày càng lan rộng, cần đi khám chuyên gia để chẩn đoán bệnh kịp thời.

  Với những thông tin mà các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu (80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM) cung cấp ở trên, hi vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể nhấn vào KHUNG CHAT dưới đây hoặc số điện thoại 028 3923 9999 để được hỗ trợ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342