Mách bố mẹ 6 cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết thay đổi cùng với sức đề kháng yếu dễ làm trẻ mắc phải các bệnh cảm cúm gây ho có đờm kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, các bố mẹ có thể tham ngay 6 cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả dưới đây.

Trẻ bị ho có đờm là gì?

Ho có đờm ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như dịch khí quản, họng, xoang hàm, xoang trán, phế nang, hốc mũi hay mủ, máu, giả mạc, bã đậu,... làm cản trở đường hô hấp, khiến trẻ phải ho để tống dịch ra ngoài.

Họ được xem là một phản xạ sinh lý tốt cho cơ thể, song nó lại gây ra không ít khó chịu cho trẻ khi cơn ho kéo dài. Ho liên tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ và dẫn đến những bệnh lý hô hấp khác nếu như không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng trẻ nhỏ có đờm

Nguyên nhân và triệu chứng trẻ nhỏ có đờm

Nguyên nhân và triệu chứng trẻ nhỏ có đờm

Nguyên nhân

Do sự tăng tiết chất nhầy làm cho cổ họng bị ngứa ngáy khó chịu và gây cản trở trong quá trình hô hấp của cơ thể. Khi lượng đờm nhầy tăng nhanh và có mức thì cơ thế sẽ có những phản ứng như là ho để đẩy một lượng đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp.

Những nguyên nhân làm tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp có thể kể đến như:
- Thời tiết giao mùa hoặc là đột ngột từ nóng sang lạnh.
- Bị nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, gây ho có đờm qua đường hô hấp.
- Dị ứng với phấn hoa, nước hoa hoặc là khói bụi.
- Hít phải khói của  thuốc lá.

Bố mẹ nên chú ý theo dõi và áp dụng một số cách tiêu đờm trong cổ họng trẻ để con được thoải mái, dễ chịu và bớt quấy khóc.

Triệu chứng

Thông qua những triệu chứng dưới đây, bố mẹ có thể nhận biết sớm được tình trạng ho có đờm ở trẻ:
- Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi
- Ho nhiều kèm theo tím tái và ngạt khí
- Ho kèm theo sốt và nôn trớ
- Ho kèm theo đờm, khi áp sát tai vào ngực trẻ thì nghe được tiếng rên rít.

6 Cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Sử dụng dầu tràm

Dầu tràm ngoài tác dụng tạo mùi hương giúp bầu không khí trong lành còn có công dụng tiêu đờm rất tốt cho trẻ nhỏ.

Cách thực hiện:
- Sử dụng máy hoặc là đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương dầu tràm trong phòng, nơi mà trẻ thường xuyên sinh hoạt.
- Cách khác, dùng vài giọt tinh dầu tràm nhỏ vào khăn hay là yếm của trẻ, hoặc có thể nhỏ vào nước tắm cho trẻ.

Chú ý: Bố mẹ không nhỏ trực tiếp tinh dầu vào da trẻ.

Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, đẩy đờm trong cổ họng trẻ rất an toàn và vệ sinh. Nước muối còn có tác dụng sát trùng, tiêu diệt virus và vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp.

Cách thực hiện:
- Cách 1: Để trẻ nằm nghiêng, bơm từ từ nước muối sinh lý vào mũi trẻ, làm tương tự trên mũi còn lại thì đờm sẽ được đẩy ra ngoài.
- Cách 2: Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, chữa nhiễm trùng và tan đờm nhanh chóng.

Sử dụng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ là một vị thuốc tác công dụng trị ho, tiêu đờm cho trẻ vừa hiệu quả vừa an toàn.

Cách thực hiện:

- Rửa sạch 5-7 lá hẹ, cắt ngắn rồi trộn cùng với 1 muỗng đường phèn
- Hấp cách thủy trong vòng 10-15 phút rồi lấy nước chắt cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ, ngày uống 3 lần trong 3-5 ngày.

Sử dụng lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh

Nhắc đến cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả không thể bỏ được lá húng chanh. Trong lá có chứa codein giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ và cải thiện hệ hô hấp. 

Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá húng chanh đem rửa sạch rồi giã nát
- Đem hấp cách thủy với đường phèn trong vòng 10-15 phút
- Cho trẻ uống 1-2 giọt, ngày 3 lần vào sáng trưa tối.

Sử dụng quất

Với vị chua, tính mát, quất là một vị thuốc dân gian có tác dụng giảm ho, tiêu đờm rất tốt cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Cách thực hiện:
- Lấy 10 quả quất rửa sạch
- Đem nấu với 1-2 thìa đường phèn sau đó pha thêm một ít nước
- Cho trẻ uống hỗn hợp quất đường phèn 3-5 lần trong ngày.

Sử dụng gừng

Sử dụng gừng

Sử dụng gừng

Nếu như muốn hạn chế việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ thì bố mẹ có thể  sử dụng gừng để làm tiêu đờm cho trẻ.

Cách thực hiện:
- Rửa sạch và giã nát 1 củ gừng nhỏ
- Cắt mỏng 3 lát chanh tươi
- Luộc chín 3 miếng tỏi rồi giã nát
- Trộn gừng, tỏi, chanh cùng với 1 thìa mật ong nhỏ rồi cho thêm nước ấm vào
- Cho trẻ ngậm hỗn hợp này trong họng và dặn trẻ thi thoảng nuốt dần. Đối với trẻ sơ sinh chưa ý thức được việc ngậm, nuốt theo ý thì bố mẹ nên chọn cách đơn giản hơn.

Ngoài những cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả trên bố mẹ cần phải chú ý hơn tới chế độ ăn của trẻ. Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm có thể gây ứ đọng đờm như là bơ, sữa, sữa chua,… bởi những thực phẩm này chứa rất nhiều casein làm thúc đẩy quá trình tiết dịch nhầy ở trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thứ mát, những món ăn loãng và dễ nuốt.

Trên đây là bài viết 6 cách tiêu đờm đơn giản và cực kỳ hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với bố mẹ. Chúng tôi, các chuyên gia bệnh viện chuyên khoa họng Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342