[BẠN CÓ BIẾT] Màng nhĩ: thông tin y học cơ bản

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nhiều câu chuyện truyền tai nhau về điếc là do thủng màng nhĩ. Theo khảo sát thì mọi người đều biết rung động của màng nhĩ giúp cảm nhận được âm thanh xung quanh. [BẠN CÓ BIẾT] Màng nhĩ: thông tin y học cơ bản cung cấp cho người đọc hiểu biết hơn về cấu tạo và chứng bệnh về màng nhĩ cụ thể hơn.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ MÀNG NHĨ

Vị trí. hình dạng và kích thước của màng nhĩ

Màng nhĩ thực chất là một lớp màng, phân chia ranh giới giữa tai ngoài và tai giữa.

+ Theo quan sát hình phẩng, màng nhĩ có hình tương đối giống bầu dục, hơi lồi.

+ Theo độ sâu 3D, màng nhĩ có hình nón, với các phần rỗng quay về phía bên ngoài để hứng âm thanh, và có độ nghiêng 30 độ so với phần đáy ống tai.

Thông thường lớp màng này có màu trong hơi mờ, hoặc trắng sáng, hơi xám hồng. Theo y học, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

Màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm (1/4 inch), và rộng khoảng 8 mm (3/8 inch).

Cấu tạo của màng nhĩ

Cấu tạo theo số lớp từ ngoài vào

Màng nhĩ có 3 lớp, tuy mỏng nhưng rất chắc. Cụ thể:

+ Lớp đầu tiên là lớp da của ống tai, nằm phía ngoài màng nhĩ.

+ Ở giữa là một lớp sợi cứng. Các sợi ngoài cùng giống như các nan hoa của bánh xe. Các sợi bên trong là đồng tâm, xòe ra trong vòng tròn mở rộng. Kết hợp với nhau. Các sợi này tạo thành một lớp màng đặc biệt chắc chắc, không bị rách theo thời gian dưới tác động áp lực của nước, không khí, và nhiễm trùng.

+ Cuối cùng là lớp bên trong được gọi là màng nhầy, nằm ở khoang tai giữa.

Vị trí và hình dạng của màng nhĩ

Cấu tạo heo góc phần tư y học

Theo giải phẫu học, màng nhĩ được chia làm 4 phần theo chức năng để giúp phẫu thuật chuẩn xác hơn.

+ Trục dọc sẽ theo cán búa bắt đầu theo hướng 1h, cho chúng ta phần trước và sau màng nhĩ.

+ Trục ngang bắt đầu tại 4h chia màng nhĩ phần trên và dưới. Mô của 4/5 dưới của màng nhĩ chắc và được gọi là màng căng (pars tensa). 1/5 trên mềm vì bị thiếu lớp xơ được gọi là màng chùng.

Việc xác định chi tiết giúp chuyên gia dễ dàng vá lại màng nhĩ khi có lỗ thủng xuất hiện.

Sự phát triển của màng nhĩ theo độ tuổi

Ở trẻ em, màng nhĩ mỏng và có độ đàn hồi, trở nên dày hơn và cứng hơn khi trưởng thành.

Vòng hình khuyên giữ màng nhĩ cố định tạo thành một lớp màng không thấm nước và kín giữa tai giữa và tai ngoài.

Mô tả chức năng hứng âm thanh của màng nhĩ

Sự rung động của âm thanh, năng lượng âm thanh, được tăng dần bởi vành tai và sự cộng hưởng của ống tai. Nhờ đó mà màng nhĩ dễ di chuyển ra sau và ra trước đáp ứng với những rung động. Màng nhĩ được gắn với xương búa ở tai giữa.

Ở tai bình thường, xương búa treo từ đầu màng nhĩ tới điểm khoảng 2/3 màng nhĩ hướng xuống. Tại điểm đầu xương búa gắn với màng nhĩ, màng nhĩ được kéo về phía tai giữa, tạo thành chóp phía trong của hình nón. Ánh sáng của đèn soi tai phản chiếu từ đầu xương búa đến đáy màng nhĩ gọi là tam giác sáng. Tam giác sáng này hiện diện ở hầu hết các tai bình thường.

RÔI LOẠN CHỨC NĂNG DẪN TRUYỀN Ở MÀNG NHĨ

Đây là hội chứng liên quan đến màng nhĩ, khiến người bệnh xảy ra tình trạng bị điếc.

Các chứng bệnh điếc hiện nay

Điếc dẫn truyền

Do sự không hoạt động hoặc tắc nghẽn phần nào đó ở tai ngoài hoặc tai giữa, làm ngăn cản đường truyền của âm thanh. Hầu hết các nguyên nhân ngăn cản đường truyền âm thanh này có thể giải quyết bằng điều trị y khoa.

Điếc tiếp nhận

Hay còn gọi là điếc thần kinh giác quan: Do sự tổn thương tai trong làm âm thanh truyền đến tai không biến đổi được thành các xung điện.

Điếc hỗn hợp

Do sự tổn thương kết hợp cả tai ngoài hoặc tai giữa với tai trong. Loại điếc này có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận.

Điếc thần kinh trung ương

Não không thể xử lý, nhận và hiểu âm thanh hoặc câu nói một cách chính xác.

Điếc vô cơ (non-organic hearing loss)

Thường gọi là điếc chức năng. Bệnh chủ yếu do một vài nguyên nhân tâm lý. Không có tổn thương các cơ quan liên quan tới cơ chế nghe.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn dẫn truyền

Do dị tật tai

Bao gồm chít hẹp hay không có ống tai ngoài và bị dị dạng hay không có vành tai, vành tai dạng súp lơ (bông cải). Những dị tật này có thể gây nghe kém.

Do ráy tai nhiều

Thông thường, ráy tai di chuyển ra cửa ống tai ngoài. Đôi khi, ráy tai tích tụ trong ống tai, tạo thành nút bịt kín một phần hay toàn ống tai. Ráy tai chất màu vàng, nâu hoặc đỏ đậm nếu ráy tai bị ướt hoặc màu đen nếu ráy tai cứng và khô (phổ biến ở những người lớn tuổi). Nếu ống tai chỉ bị tắc nghẽn một phần, bệnh nhân sẽ nghe bình thường hoặc chỉ bị nghe kém nhẹ. Nếu ống tai bị tắc nghẽn hoàn toàn, bệnh nhân chắc chắn sẽ không nghe được. Không được kiểm tra sức nghe hoặc gắn thiết bị trợ thính khi chuyên gia chưa lấy ráy tai ra khỏi tai bệnh nhân.

Ráy tai phủ màng nhĩ rất khó di chuyển ra phía ngoài và dễ gây ra nghe kém trước khi chúng được các chuyên gia lấy ra khỏi tai.

Màng nhĩ phối hợp cùng các cơ quan khác

Do dị ứng da hoặc viêm da trong tai

Khiến cho tai ngoài ngứa và đau. Da của ống tai ngoài trở nên đỏ và sưng nề. Tình trạng này sẽ không gây nghe kém trừ khi bị sưng nhiều bịt kín ống tai. Có thể thực hiện các test đo chức năng tai nếu chỗ sưng không bịt kín ống tai.

Do chứng viêm tai ngoài

Là sự nhiễm trùng làm sưng nề các thành của ống tai ngoài. Viêm tai ngoài sẽ không gây nghe kém nếu chỗ sưng không bịt kín ống tai.

Do hình thành các polyps (khối u)

Là các mô phát triển ra khỏi một bề mặt. Khi bệnh nhân có bất kỳ khối u hoặc xương phát triển bất thường thì bệnh nhân nên tới gặp chuyên gia.

Do bị xẹp ống tai ngoài

Hiện tượng này thường liên quan tới quá trình lão hóa, là các mô xung quanh ống tai bị suy nhược và sa xuống làm cho thành ống tai bị sụp. Phần vạt mô có thể bịt kín một phần ống tai hoặc bịt kín hoàn toàn ống tai. Để quan sát ống tai trong trường hợp này có thể nhấc vành tai lên xuống.

Do thủng màng nhĩ

Các lỗ thủng nhỏ làm giảm độ nhạy nghe khoảng 10-15 dB. Các lỗ nhỏ thường lành trong khoảng một vài tuần. Các lỗ lớn hơn đòi hỏi phải phẫu thuật vá màng nhĩ, để bịt lỗ thủng.

Thông thường, khi lỗ thủng của tai lành lại, hoặc tai bị nhiễm trùng tái đi tái lại màng nhĩ sẽ bị sẹo. Điều này hạn chế sự chuyển động của màng nhĩ và có thể gây nghe kém dẫn truyền nhẹ.

Do bị xơ nhĩ (Tympanosclerosis)

Mô nhĩ bị thoái hóa do tích tụ calcium có màu trắng đục như phấn.

Mọi thông tin về màng nhĩ trong bài viết đề cập, chỉ mang tính chất tổng hợp để tham khảo.

Bạn có thắc mắc về tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại? Hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342