Máy khí dung có nên dùng nhiều hay không?
Với các bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở thì máy khí dung không còn gì xa lạ. Máy giúp hỗ trợ điều trị tại chỗ nhiều bệnh lý liên quan hệ hô hấp trên. Máy khí dung có nên dùng nhiều hay không? sẽ cung cấp cho người những thông tin hữu ích về khái niệm, cách dùng, cũng như có nên lạm dụng không?
THÔNG TIN Y HỌC CƠ BẢN VỀ MÁY KHÍ DUNG
Máy khí dung là gì?
Đây là phương pháp hỗ trợ chữa trị các bệnh lý hô hấp. Điển hình như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi họng, hen suyển,... Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo: không lạm dụng phương pháp này, vì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Phương pháp này hữu ích với những trẻ khó hoặc không chịu uống thuốc, những bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống, hoặc các bệnh lý đòi hỏi thuốc cần được hấp thụ trực tiếp.
Nguyên tắc:
+ Khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù - dân gian gọi là xông.
+ Thuốc sẽ tác động đến hệ thống niêm mạc cả hệ hô hấp trên và dưới. Cụ thể, thuốc sẽ được hấp thụ theo lớp lông, tới lỗ chân lông và chuyển đến niêm mạc.
Phân loại các dạng máy cụ thể
Hiện có 2 loại máy khí dung phổ biến, đó là:
+ Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên
+ Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.
Hiệu quả điều trị bệnh
+ Khả năng hấp thu của cơ thể đối với thuốc khí dung đạt khoảng 2%.
+ Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng 3 – 4 tiếng.
+ Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, chuyên gia sẽ có chỉ định dùng 2 – 4 lần/ngày.
Máy khí dung được dùng khá phổ biến hiện nay ở các bệnh liên quan tai mũi họng.
Điểm danh các loại thuốc dùng với máy
Thuốc xông dạng corticoid
Viêm mũi – xoang – họng, dị ứng có biểu hiện hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi thường được dùng.
Giúp chống phù nề, sung huyết. Nếu người bệnh có nhiễm khuẩn, bội nhiễm có thể phải sử dụng phối hợp thêm kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh phù hợp
Co thắt khí - phế quản do bệnh hen suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cần dùng phương pháp khí dung với loại thuốc phù hợp để làm giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở.
Xông khí dung bằng nước muối
Thường dùng cho trẻ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm nhớt để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho và tống đờm nhớt ra ngoài.
Dùng tinh dầu từ lá khuynh diệp, bạc hà, sả, lá chanh, lá tía tô
Mục đích nhằm sát trùng, làm thông mũi – họng, giảm triệu chứng cảm cúm, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Các bệnh lý được chỉ định dùng máy
Máy khí dung cho thấy nhiều ưu điểm trong việc điều trị bệnh liên quan hệ hô hấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định dùng cho một số trường hợp bệnh lý cụ thể, tình trạng bệnh cụ thể:
+ Viêm mũi mạn tính, cấp tính.
+ Viêm xoang mạn tính.
+ Viêm họng.
+ Viêm thanh quản.
+ Viêm phế quản.
+ Hen suyễn.
+ Vệ sinh đường hô hấp, đề phòng các bệnh về đường hô hấp.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC DÙNG VÀ LƯU Ý VỀ MÁY KHÍ DUNG
Trình tự các bước sử dụng máy
+ Chuẩn bị ống hút, nước muối hoặc thuốc theo chỉ định của chuyên gia.
+ Dùng ống hút lấy một lượng nước muối sinh lý hoặc thuốc theo liều lượng được hướng dẫn, rồi cho vào cốc đựng thuốc.
+ Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc.
+ Nối ống dẫn với máy.
+ Đặt mặt nạ lên mặt và chỉnh sao cho mặt nạ vừa khít với mặt.
+ Mở công tắc để máy hoạt động.
+ Hít thở chậm cho đến khi hết thuốc trong cốc.
Những lưu ý khi dùng để trị bệnh
Trong quá trình sử dụng
+ Không đặt máy vào nước.
+ Không rửa ống dẫn bằng nhựa.
+ Tháo mặt nạ (hoặc ống thở miệng) và cốc đựng thuốc khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch, để khô. Sau cùng, lắp các bộ phạn với nhau, bật máy chạy khoảng 20 giây để làm khô nước hoàn toàn bên trong.
Trong quá trình bảo quản
+ Mỗi tuần nên rửa mặt nạ (hoặc ống thở miệng), cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt (hoặc ống tiêm) bằng nước ấm với xà bông, rồi rửa lại bằng nước sạch.
+ Sau đó, chạy máy để làm khô phía ngoài và phía trong. Thỉnh thoảng có thể lau mặt ngoài máy bằng khăn ẩm.
TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG KHI LẠM DỤNG MÁY XÔNG KHÍ DUNG
Các trường hợp lạm dụng
+ Khi đã xông quen, cứ chảy mũi hay nghẹt, nhức đầu, chóng mặt là lại tự ý mua thuốc về xông.
+ Hết thuốc chuyên gia kê, tự ý ra hiệu thuốc để mua thuốc giống vậy về xông tiếp.
+ Thuốc xông cho người lớn lại tự ý dùng cho trẻ em theo liều lượng cắt giảm tùy ý.
+ Không tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của chuyên gia về liều lượng và cách dùng.
+ Tự ý tìm mua các loại thuốc kháng sinh về xông dựa theo vốn hiểu biết của bản thân.
+ Xông vượt quá thời gian chỉ định - thường là 15 phút.
Tác hại khôn lường từ việc lạm dụng máy khí dung
+ Thuốc kháng sinh Argyrol có thể tổn thương lớp niêm mạc khi xông.
+ Thuốc kháng viêm Ephedrin, Naphazoline dùng vượt liều sẽ khiến co giật đột ngột, hoặc thiếu máu não ở trẻ em.
+ Nhóm thuốc kháng sinh tại chỗ chuyên dùng xông tai mũi họng là Gentamycine. Thuốc này nếu dùng quá liều có nguy cơ gây ngộ độc tiền đình hoặc ốc tai. Thực tế đã có 2% bệnh nhân dùng thuốc này xông mũi quá liều, dẫn đến bị điếc.
+ Xông nhiều gây ra cảm giác nghiện, muốn xông nhiều mà không cưỡng lại được.
+ Thường xuyên gây tình trạng khô mũi, không còn dịch để chống các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập.
+ Người có cơ địa hay bị dị ứng, nếu dùng nhiều có khả năng gây phản ứng sốc quá mẫn, khiến tử vong ngay lập tức.
Các thông tin về máy khí dung hỗ trợ hô hấp, đã được tổng hợp từ các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.