Máy trợ thính: Những điều cần biết

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Cơ thể bình thường có hai bên tai để lắng nghe và cảm nhận âm thanh xung quanh. Khi một bên có vấn đề, tín hiệu âm thanh đến não sẽ bị khuyết đi, không còn trọn vẹn. Đó là lý do máy trợ thính ra đời. Máy trợ thính: Những điều cần biết sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn hiểu đúng vai trò và lưu ý khi dùng máy.

THÔNG TIN CƠ BẢN LIÊN QUAN VỀ MÁY TRỢ THÍNH

Vai trò của máy trợ thính

Máy trợ thính giúp khuyếch đại âm thanh thu được từ môi trường xung quanh, phát lại màng nhĩ. Giúp cho người có thính giác bị suy giảm, có thể dễ dàng nghe được âm thanh.

Mô tả hoạt động của máy trợ thính

Máy hoạt động tương tự nguyên tắc như micro và loa. Micro giúp thu âm thanh và loa sẽ phát lại âm thanh đó vào màng nhĩ. Điểm khác biệt là máy có kích thước nhỏ hơn nhiều so với micro - loa thông thường. Máy hoạt động cụ thể như sau:

+ Máy dùng micro để thu âm thanh từ môi trường xung quanh và chuyển đổi âm thanh đó thành tín hiệu điện.

+ Trong máy có một bộ xử lý nhỏ, sẽ sửa đổi các tín hiệu điện bằng cách sử dụng các bộ lọc để giảm các tần số được chọn một cách cẩn thận. Mục đích là giảm độ nhiễu, giúp nội dung chính được chuyển đổi tín hiệu tốt hơn như lời nói, âm nhạc,...

+ Sau đó, bộ xử lý sẽ truyền tín hiệu đã tinh chỉnh qua bộ khuếch đại. Mục đích là tăng cường tín hiệu trước khi truyền đến loa nằm trong tai nghe đeo ở tai.

Thông tin cơ bản về máy trợ thính

+ Loa chuyển đổi tín hiệu trở lại thành âm thanh được phát vào ống tai.

+ Âm thanh phát ra từ loa, được truyền qua đường nghe. Thông thường, máy trợ thính truyền âm thanh qua màng nhĩ, 3 xương con và ốc tai, ở mức âm lượng đủ lớn để nghe. Âm lượng này hoàn toàn có thể được điều chỉnh bởi người đeo.

+ Khi các tế bào lông trong ốc tai chuyển động, chúng giải phóng các tín hiệu hóa học kích thích các sợi thần kinh thính giác gần ốc tai.

+ Sau đó, các sợi thần kinh truyền tín hiệu đến dây thần kinh thính giác và lên não. Từ đó, khiến người nghe nhận thức được âm thanh và nghe được rõ ràng.

Lưu ý:

+ Bệnh nhân cần được chuyên gia hiệu chỉnh máy trợ thính, sao cho phù hợp với tần số âm thanh của bản thân. Lúc đó người bệnh mới có thể cải thiện được tình trạng điếc của mình.

CÓ PHẢI CỨ ĐIẾC LÀ DÙNG MÁY TRỢ THÍNH?

Đây là một quan điểm vô cùng sai lầm. Khi người bình thường xuất hiện tình trạng điếc đột ngột và kéo dài, không dễ dàng tìm ra nguyên nhân ngay. Chuyên khoa phải thực hiện khám lâm sàng, các xét nghiệm cần thiết để có thể kết luận. Việc đi mua ngay một máy trợ thính để cải thiện tình trạng là hết sức nguy hiểm. Bởi máy có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn như: ù tai, đau tai, hoặc điếc trở nên nặng hơn.

Tùy vào loại bệnh điếc (như điếc tiếp âm, điếc truyền âm,...) và mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mà chuyên gia có chỉ định cụ thể. Các giải pháp điều trị cho bệnh nhân có thể là dùng ngoại khoa (thực hiện phẫu thuật) hoặc biện pháp trợ thính (trong đó có dùng máy trợ thính).

Chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám khi cảm nhận bản thân bị điếc. Mục đích thăm khám là để xác định rõ tình trạng của người bệnh, và đưa ra giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng:

+ Người bệnh có thật sự bị điếc hay không? Việc đo khả năng nghe giúp xác định nghe kém đã đến mức độ để kết luận điếc hay chưa, mức độ điếc nặng hay nhẹ.

+ Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nghe kém là gì?

+ Các tình trạng bệnh nền sẵn có ở tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai,... có khả năng biến chứng nặng nếu tự ý dùng máy trợ thính.

TOP 8 CHÚ Ý KHI DÙNG MÁY TRỢ THÍNH

Điều chỉnh mức độ âm lượng vừa phải

Hầu hết máy trợ thính đều có nút chỉnh âm thanh để giúp người nghe được rõ hơn và không bị ồn, bị ré. Thông thường, âm càng tăng thì độ nghe càng rõ nhưng cũng gây tiếng ồn lớn. Vì vậy để đảm bảo âm lượng hợp lý, người dùng nên chỉnh âm cho phù hợp với khả năng nghe của bản thân.

Đeo máy đúng cách vào những lúc cần thiết

Ban đầu người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là gây đau tai, tạo ra những âm thanh gây khó chịu nhưng đeo vài tuần sẽ quen dần. Khi phải dùng máy nên tư vấn chuyên gia về cách đeo, đo chỉnh âm thanh, khi nào nên đeo và khi nào không cần đeo.

Tuyệt đối không được đeo khi ra ngoài trời mưa hoặc tiếp xúc nước.

Nếu máy bị ướt, cách đơn giản nhất là mở nắp pin làm khô hoặc cũng có thể sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ nhẹ, thổi từ phía trước máy cách xa khoảng 50cm, sấy từ 5 - 10 phút.

Vấn đề tài chính

Có loại máy hiện đại giá tới 5.000 USD (trên 100 triệu VNĐ), thấp hơn thì có máy dưới 100 USD.

Nếu mua loại rẻ, bệnh nặng thì không phát huy tác dụng.

Theo khuyến cáo, trước khi mua máy nên tư vấn chuyên gia, đo mức giảm thính để dùng loại máy cho phù hợp, sử dụng pin dễ mua, rẻ tiền. Nếu có điều kiện kinh tế thì nên mua loại máy có chất lượng giá từ 2.000 USD trở lên.

Xuất hiện hiện tượng bị nhiễu máy

Phần lớn những người dùng máy trợ thính đều phàn nàn sự nhiễu của tai nghe với các loại thiết bị điện tử khác, nhất là thiết bị truyền phát âm thanh. Máy trợ thính khó nghe nhất là ở trong môi trường có nhiều nguồn âm thanh. Điều này khiến cho micro bị nhiễu, không thu đúng âm thanh cần thu.

Trong trường hợp này nên chỉnh máy ở chế độ gọi điện hoặc giảm âm bởi mỗi máy trợ thính đều có nút chỉnh dùng cho gọi điện thoại.

Dung lượng, loại pin sử dụng

Phần lớn các loại pin dùng cho máy trợ thính là pin tiểu, có loại rất nhỏ và nhẹ, đôi khi khó kiếm và có tuổi thọ thấp. Vì vậy để giảm chi phí nên dùng loại máy trợ thính có dây dùng được nhiều loại pin, nhất là pin có sẵn, rẻ tiền. Để kéo dài tuổi thọ pin nên dùng pin đúng chủng loại, khi hết pin nên thay pin mới. Nếu không dùng máy dài kỳ nên tháo pin ra, tắt máy.

Những chú ý khi dùng máy trợ thính

Bảo quản kĩ microphone

Microphone là chi tiết quan trọng lắp bên trong máy và cũng là chi tiết đắt tiền nhất, giúp cho người nghe phân biệt âm thanh và nghe rõ hơn. Thông thường, microphone càng đắt thì máy nghe càng rõ và một nhược điểm khác là microphone càng to thì chất lượng càng tốt.

Máy không có khả năng khôi phục thính giác ở người già

Máy trợ thính chỉ là một thiết bị nhằm giúp một cá nhân kiểm soát tình trạng mất thính giác. Máy không phải là một phương pháp chữa bệnh. Khi tháo máy ra, người bệnh vẫn bị mất thính lực.

Những chú ý khác khi sử dụng

+ Hiện nay trên thị trường có một số loại máy trợ thính như máy đeo sau tai, trước tai và trong tai. Cần cân nhắc để lựa chọn máy phù hợp với độ tuổi, mức độ giảm thính.

+ Không được làm rơi máy, khi ngủ nên tháo máy ra.

+ Nếu dùng máy trợ thính kỹ thuật số tương thích Bluetooth thì phải tìm hiểu cổng kết nối nhằm tăng tính năng sử dụng cho máy.

+ Đối với trẻ nhỏ, cần tư vấn chi tiết từ chuyên gia. Nên dùng máy đeo sau tai vì dễ bảo quản, chi phí hợp lý và mức độ âm thanh không quá lớn, tránh tổn thương tai.

Thông tin về máy trợ thính được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nếu còn điều gì không rõ về sức khỏe của bản thân, hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342