Mổ tai vá màng nhĩ: phương pháp và biến chứng

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Tình trạng thủng màng nhĩ do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến thính giác và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Y học hiện nay đã thực hiện được phẫu thuật vá lại màng nhĩ. Bài viết Mổ tai vá màng nhĩ: phương pháp và biến chứng sẽ giúp người đọc có góc nhìn tổng quan hơn.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỦNG MÀNG NHĨ

Màng nhĩ là bộ phận nào?

Màng nhĩ là một màng rất mỏng, ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Khi sóng âm thanh gặp màng nhĩ, màng nhĩ sẽ rung lên tùy theo cường độ của sóng âm.

Tình trạng viêm tai, phẫu thuật hoặc chấn thương tai có thể gây tổn thương màng nhĩ (thậm chí thủng màng nhĩ) hoặc các xương tai giữa. Tổn thương màng nhĩ có thể để lại hậu quả là giảm thính lực và tăng nguy cơ bị viêm tai.

Do đâu lại khiến màng nhĩ bị thủng

Tình trạng màng nhĩ bị tổn thương có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể gồm:

Viêm tai giữa

+ Tình trạng dịch mủ tụ trong hòm nhĩ gây viêm nhiễm có thể làm tăng áp lực lên màng nhĩ.

+ Nếu hiện tượng này ngày một nặng hơn sẽ khiến màng nhĩ bị tổn thương hoặc rách.

Chấn thương sọ não

+ Những tai nạn khiến vùng xương sọ bị chấn thương, vỡ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và khả năng hoạt động của vùng tai trong và tai giữa (kể cả màng nhĩ).

Chấn thương trực tiếp

+ Những va chạm trực tiếp trong tai gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Trong đó, hầu hết các trường hợp là do dụng cụ lấy ráy tai đâm vào màng nhĩ do không cẩn thận hoặc vô ý.

Chấn thương gián tiếp

+ Một số trường hợp màng nhĩ bị thủng do áp lực bên trong tai và môi trường bên ngoài không được cân bằng. Chẳng hạn như lặn sâu dưới đại dương, mìn nổ,...

+ Hoặc cũng có thể bị tác động quá mạnh bên ngoài tai, điển hình như ai đó tát mạnh vào tai.

Mổ tai vá màng nhĩ là gì?

TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP MỔ TAI VÁ MÀNG NHĨ

Mổ tai vá màng nhĩ là gì?

Là thủ thuật giúp màng nhĩ phục hồi lại hình dạng ban đầu, cải thiện chức năng thính giác cho người bệnh vô cùng hiệu quả.

Đối với vết rách nhỏ

Chuyên khoa có thể dán lỗ thủng đó bằng một loại gel hoặc một loại mô mỏng như tờ giấy.

Thủ thuật này thường sẽ kéo dài từ 15 - 30 phút và cần được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa cùng với việc gây tê cục bộ cho bệnh nhân.

Đối với vết rách lớn

Thực hiện thủ thuật tạo hình màng nhĩ. Chuyên khoa sẽ dùng tia laser để loại bỏ các loại mô hoặc mô sẹo thừa hình thành trong tai giữa. Sau đó, một mẩu mô nhỏ được lấy từ các tĩnh mạch hoặc vỏ sợi cơ của chính bệnh nhân rồi ghép vào màng nhĩ để vá lại lỗ thủng.

Chuyên khoa có thể sẽ phẫu thuật thông qua ống tai để sửa chữa màng nhĩ hoặc sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ ở đằng sau tai và tiếp cận màng nhĩ từ hướng đó.

Các phương pháp phẫu thuật vá màng nhĩ hiện nay

Phân loại theo vị trí tiếp cận

Hiện có 3 hướng tiếp cận để vá màng nhĩ trong tai, gồm:

+ Mổ tai theo đường trong tai.

+ Mổ tai theo đường sau tai.

+ Mổ tai theo đường trước tai.

Phân loại theo phương pháp mổ tai

Hiện có 2 phương pháp chính, đó là:

+ Mổ tai nội soi: thường dùng đối với phẫu thuật theo đường trong tai.

+ Mổ tai dạng mổ hở: thông thường kéo dài 2 đến 3 ti

ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỔ TAI VÁ MÀNG NHĨ NỘI SOI

Trong các phương pháp và hướng tiếp cận, mổ tai vá màng nhĩ theo hướng nội soi đường trong tai được đánh giá hiệu quả nhất. Phương pháp nội soi dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học chi tiết. Chuyên khoa vá màng nhĩ dựa trên các hình ảnh quan sát được, áp dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu, phục hồi chuỗi xương nghe và màng nhĩ.

Ưu điểm

Hiệu quả phẫu thuật cao

+ Tỷ lệ màng nhĩ liền kín lên đến 95%, tương đương kết quả mổ mở.

+ Chức năng nghe của tai giữa được phục hồi. Người bệnh dễ dàng lao động, chơi thể thao mà không sợ nước vào tai gây ra các biến chứng của viêm tai giữa.

Đường rạch để mổ tai có kích thước nhỏ, thẩm mỹ

+ Phẫu thuật nội soi vá nhĩ theo kỹ thuật mới sử dụng đường rạch thẩm mỹ chỉ dài 1cm. Bệnh nhân hầu như không có sẹo sau phẫu thuật.

+ Trong trường hợp sử dụng vật liệu nhân tạo, bệnh nhân không cần rạch da, không cần cắt chỉ.

Thời gian nằm viện và lành hẳn

+ Số ngày nằm viện ít, có trường hợp có thể về ngay trong ngày.

+ Thời gian lành vết thương nhanh.

Chăm sóc sau phẫu thuật

+ Đơn giản, dễ thực hiện, nhẹ nhàng.

+ Đặc biệt, hầu như không đau sau phẫu thuật.

Nhược điểm

Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp

+ Kỹ thuật viên thực hiện bằng một tay nên khó kiểm soát, có thể gây biến chứng.

Thời gian mổ dài

+ Thời gian kéo dài hơn so với phẫu thuật mổ mở.

Phương pháp mổ tai vá màng nhĩ nội soi

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP SAU MỔ TAI VÁ MÀNG NHĨ

Biến chứng thường gặp, có thể kiểm soát

Đây là các biến chứng khó tránh khỏi sau phẫu thuật vá nhĩ. Các tình trạng thường gặp gồm:

+ Chảy máu tai.

+ Viêm nhiễm vùng phẫu thuật.

+ Dị ứng với thuốc điều trị.

+ Tác dụng phụ của thuốc gây mê còn trong cơ thể.

Với các trường hợp trên, cần liên hệ để chuyên gia thăm khám và xử lý kịp thời, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Biến chứng hiếm gặp, khó kiểm soát

Ngoài ra, các biến chứng hiếm gặp có tính chất nghiêm trọng hơn như:

+ Chóng mặt trong thời gian dài sau khi mổ.

+ Xương tai giữa bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật khiến bệnh nhân bị mất thính giác.

+ Dây thần kinh vị giác, dây thần kinh mặt bị ảnh hưởng.

+ Thính giác bị mất tạm thời, có thể ở mức độ nặng hoặc vừa.

+ Vết rách, thủng trên màng nhĩ không hồi phục như ý muốn.

+ Viêm tai giữa mãn tính do sự phát triển của lớp da thừa nằm phía sau màng nhĩ, còn gọi là Cholesteatoma.

Các tình trạng này cần thăm khám ngay để chuyên gia kiểm tra lại vết mổ.

THEO DÕI SỨC KHỎE SAU MỔ NHƯ THẾ NÀO?

Các hiện tượng "lạ" sau mổ

Sau phẫu thuật, trong tai người bệnh sẽ được đặt các vật liệu nhằm hỗ trợ làm liền vết thương trong khoảng 7 đến 10 ngày.

+ Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, đau tai hoặc đầy tức tai.

+ Có thể nghe thấy vài âm thanh lạ phát ra từ trong tai.

Những triệu chứng này thường nhẹ và dần cải thiện sau vài ngày đến một tháng, tùy cơ địa của người bệnh.

Vệ sinh vết mổ

+ Thay băng bảo vệ ngoài tai từ 1 đến 2 ngày / lần. Vệ sinh vết mổ phía ngoài bằng dung dịch betadine 10%.

+ Tùy theo tình trạng, bạn có thể được về nhà sau phẫu thuật hoặc sau khi cắt chỉ.

Các chú ý khác

+ Hạn chế tối đa việc để nước vào tai.

+ Không được dùng tay hay tăm bông để ngoáy tai.

+ Hạn chế đến những nơi đông người hoặc có nhiều người ốm.

+ Nếu thường xuyên chảy mũi, viêm mũi xoang hậu phẫu, sẽ làm tăng nguy cơ mổ tai thất bại. Người bệnh cần báo ngay đến chuyên gia để kịp thời can thiệp điều trị.

Thông tin về máy trợ thính được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nếu còn điều gì không rõ về sức khỏe của bản thân, hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342