Mọi thông tin về viêm thanh quản cần biết
Thanh quản là sợi dây âm thanh trong cổ, giúp con người có thể nói chuyện hay ca hát có tông cao thấp đa dạng. Viêm thanh quản là bệnh lý do sưng tấy bất thường ở bộ phận này, gây ra các triệu chứng đau họng, ho khan,... Mọi thông tin về viêm thanh quản cần biết sẽ trang bị cho người đọc các kiến thức cần thiết về bệnh lý này.
ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ THANH QUẢN
Thanh quản ở đâu?
Vị trí của thanh quản nằm ngay dưới đường hầu họng, tách ra thành thực quản và khí quản, có vai trò kết nối yếu hầu với khí quản ở phía trước cổ. Ở khía cạnh giải phẫu học, thanh quản tương ứng ở vị trí đốt sống C2- C3 ở trẻ em và C2- C6 ở người trưởng thành.
Thanh quản có phần sụn lộ ra ở mặt trước của cổ. Khi nuốt thức ăn hoặc thực hiện động tác cúi xuống - ngẩng lên, thanh quản sẽ chuyển động, giúp đường thở được thông suốt.
Thanh quản phát triển gắn với hormone sinh dục, nên có hiện tượng vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì. Ở nam, do sự điều tiết của hormone Testosteron nên sụn thanh quản lộ ra bên ngoài nhiều hơn nữ, hay được gọi là "trái táo".
Thanh quản có cấu tạo như thế nào?
Bộ phận này có hình dạng giống hình tháp, có 3 mặt tiếp xúc. Chiều dài ước lượng 36mm ở phụ nữ và 44 mm ở đàn ông. Đường kính từ trước ra sau khoảng 26 - 36mm, và chiều ngang khoảng 41-43mm.
Cấu tạo chủ yếu là từ các mô sụn gắn với nhau, được bao bọc bởi các cơ khớp và các màng, các mô sợi có tính đàn hồi.
Chức năng của thanh quản
+ Chức năng hô hấp.
+ Bảo vệ đường hô hấp dưới.
+ Ho và hắt hơi.
+ Tạo âm thanh.
THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM THANH QUẢN
Viêm thanh quản là gì?
Là tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan thanh quản do việc lạm dụng quá mức (như nói hoặc hát quá nhiều) hay có nhiễm trùng xảy ra (do khí độc).
Khi tình trạng viêm xảy ra, 2 dây thanh âm trong thanh quản bị kích ứng và sưng lên. Từ đó, âm thanh được tạo ra khi không khí đi qua thanh quản bị biến đổi, dẫn đến giọng nói trở nên khàn hơn bình thường. Ở một số trường hợp, người bệnh gần như không thể nói ra thành tiếng, còn gọi là bị tắt tiếng.
Tình trạng viêm thanh quản có thể diễn ra trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính).
Triệu chứng, biểu hiện cơ bản của bệnh
Khi người bệnh bị viêm thanh quản, thời gian bệnh thường không quá một tuần. Đa số trường hợp là viêm cấp tính, do virus tấn công sau khi bị cảm cúm. Vì lúc đó, cơ thể vừa khỏi bệnh, sức đề kháng còn yếu.
Các dấu hiệu biểu hiện của bệnh gồm:
+ Khàn giọng.
+ Đau hoặc khô họng, dễ ho khan.
+ Cảm giác rát, ngứa khó chịu ở cổ họng.
+ Giọng yếu hơn bình thường, có thể mất tiếng.
+ Khó nuốt thức ăn qua cổ, vì vết sưng cản lại.
Nếu có thêm những dấu hiệu khác đi kèm, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp lúc. Tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến thanh quản sau này.
Nguyên nhân gây ra bệnh cần nắm
Đối với viêm thanh quản cấp tính
Đây là trường hợp phổ biến, người bình thường rất dễ mắc phải. Thời gian bệnh không kéo dài quá 1 tuần. Nguyên nhân là do:
+ Sau khi cảm lạnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, nên bị nhiễm virus.
+ La hét hoặc nói, hát nhiều hơn bình thường.
+ Do biểu hiện nhiễm trùng của bệnh bạch hầu (rất hiếm).
Đối với viêm thanh quản mãn tính
Tình trạng viêm nhiễm ở thanh quản kéo dài hơn ba tuần, thì kết luận là bị viêm thanh quản mãn tính. Nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nhân tố gây bệnh trong thời gian dài, khiến thanh quản không có cơ hội hồi phục. Cụ thể các nhân tố đó là:
+ Các khói từ quá trình điều chế hóa chất, khói thuốc hoặc khói gây dị ứng.
+ Trào ngược acid ở dạ dày.
+ Uống rượu, thức uống có cồn.
+ Các nghề phải dùng giọng nói nhiều như ca sĩ, nhà giáo, diễn giả,...
+ Viêm xoang mãn tính.
Các nhân tố hiếm gặp sau cũng có khả năng gây viêm thanh quản mãn tính như:
+ Ung thư ở bộ phận khác di căn qua.
+ Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, kí sinh trùng.
+ Dây thanh âm ở thanh quản bị mất chức năng.
+ Do lão hóa ở dây thanh âm. gây giảm độ đàn hồi đóng, mở.
THỜI ĐIỂM CẦN GẶP BÁC SĨ ĐỂ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRỊ
Trướ khi khám chuyên gia, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp cơ bản như: uống nhiều nước để giữ thanh quản luôn trơn, tránh nói quá nhiều để thanh quản được nghỉ ngơi, ngậm nước muối để sát trùng hiệu quả.
Nếu đã áp dụng các cách trên mà không suy giảm, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm khác thì cần đi thăm khám ngay. Cụ thể theo đối tượng như sau:
Đối tượng là người lớn
+ Bệnh kéo dài hơn hai tuần, có khả năng biến chứng thành mãn tính.
+ Thấy khó thở, thường phải thở bằng miệng.
+ Sốt siêu vi, dai dẳng không giảm.
+ Ho ra máu, kèm theo các cơn đau ở họng trở nặng hơn.
+ Khó nuốt thức ăn qua cổ họng.
Đối tượng là trẻ em
+ Tiếng thở thất thường như thở rít, khò khè,...
+ Chảy nước mũi bất thường, hay chảy liên tục.
+ Khó thở, kèm sốt cao (trên 39 độ).
+ Khó nuốt thức ăn.
Mọi thông tin về viêm thanh quản cần biết được tổng hợp từ các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, mong muốn giúp người bệnh có góc nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.