Ngáy nhiều khi ngủ có phải là bệnh? Hướng dẫn điều trị ngủ ngáy hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Ngáy ngủ là tật phát ra âm thanh qua đường thở trong khi ngủ làm cho nhiều người khi ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu. Vậy thì ngáy nhiều khi ngủ có phải là bệnh? Và điều trị như thế nào? Xem bài viết sau đây để hiểu rõ thêm.

TÌM HIỂU NGỦ NGÁY LÀ GÌ?

Ngủ ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu  họng làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh.

Ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp. Xuất hiện do tình trạng không khí không được di chuyển một cách dễ dàng qua vùng mũi, miệng trong khi ngủ sẽ sinh ra tiếng ngáy.

Thống kê cho thấy, phần lớn những người ngủ ngáy là nam giới và những người bị béo phì. Càng lớn tuổi, tình trạng ngủ ngáy càng có xu hướng trầm trọng hơn. Các dấu hiệu ban đêm thường là: ngáy ngủ, ngưng thở trong lúc ngủ, tỉnh giấc vì có hiện tượng ngạt thở, tiểu đêm, giảm ham muốn, loạn nhịp, ra mồ hôi đêm,…

Chẩn đoán ngủ ngáy qua 3 cấp độ:

+ Cấp độ 1: ngáy ít, không to. Thế nhưng khi nằm nghiêng thì bạn sẽ ngừng ngáy.

+ Cấp độ 2: ngáy vừa, tiếng ngáy to. Khi nằm ngủ nghiêng, bạn cũng sẽ hết ngáy.

+ Cấp độ 3: ngáy rất to cho dù bạn nằm ngủ ở tư thế nào, đi kèm triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy phải tỉnh giấc trong trạng thái mệt mỏi. Ở mức độ này có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

NGÁY NHIỀU KHI NGỦ CÓ PHẢI LÀ BỆNH KHÔNG?

Tình trạng ngáy nhiều khi ngủ có liên quan đến một số vấn đề về đường hô hấp, trong đó bao gồm:

Ngáy nhiều khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp mũi

Người bị dị ứng mũi hoặc viêm xoang có thể chỉ ngáy trong mùa dị ứng hoặc khi xoang bị nhiễm trùng. Hoặc nếu người bệnh có các dị tật ở mũi như vách ngăn lệch, polyp mũi cũng đối diện nguy cơ gây ra tắc nghẽn đường thở và bị ngủ ngáy nhiều.

Ngáy nhiều khi ngủ do giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi

Các mô liên kết nâng đỡ vùng này lỏng lẻo khiến lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở gây hiện tượng ngủ ngáy. Nguyên nhân do say xỉn, sử dụng thuốc ngủ hoặc giấc ngủ quá sâu. Ở một người, quá trình lão hóa cũng khiến các cơ vùng này bị giãn ra, không được nâng đỡ cũng gây ra tiếng ngáy.

Ngáy nhiều khi ngủ do mô họng quá lớn

Mỡ ở vùng hầu họng của người thừa cân, béo phì nhiều hơn người bình thường làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu họng và ở thanh quản, từ đó tạo ra tiếng ngáy. Hay trẻ viêm amidan và vòm họng lớn cũng dễ tạo ra âm thanh tiếng ngáy khi ngủ.

Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài

Lưỡi gà là mô treo ở phía sau miệng cũng thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng và va chạm với nhau, từ đó khiến đường thở tắc và gây ra tiếng ngáy.

Vị trí ngủ không phù hợp

Bệnh nhân nằm ngủ ngửa, ngủ gối cao gây gập cổ ngáy cũng làm hẹp đường thở; gây ngáy.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy nhiều khi ngủ cũng có thể liên quan với tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng này, các mô họng ngăn chặn một phần hoặc toàn bộ đường thở, gây ngáy. Một số dị tật bẩm sinh do hẹp cổ họng, cuống lưỡi to, hay cuống họng dài cũng gây ngáy.

Ngoài ra, việc hút thuốc lá nhiều hoặc uống rượu bia cũng khiến người bệnh thường dễ bị viêm họng, trong khi các mô dễ bị rung hơn, đường hô hấp cũng dễ bị đóng lại vào ban đêm gây hiện tượng ngủ ngáy

NGÁY NHIỀU KHI NGỦ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Ngáy nhiều khi ngủ diễn ra liên tục sẽ khiến cho người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ như (ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon, sáng giật mệt mỏi, đau đầu,…).

Bên cạnh đó, dẫn đến tình trạng bộ não không được nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến bạn bị mệt mỏi và giảm năng suất làm việc, không thể tập trung được vào công việc, lâu ngày bạn có thể sẽ bị suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, việc ngáy nhiều khi ngủ còn có thể dẫn đến rối loạn tình dục, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tai biến, dễ bị kích thích, trầm cảm, khó tập trung,…

NGỦ NGÁY NÊN ĐI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ Ở ĐÂU?

Người ngủ ngáy đầu tiên nên có thói quen sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng, cũng như có lối sống lành mạnh để giảm các nguy cơ béo phì, giảm rượu bia, tránh hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động đi khám với chuyên gia chuyên khoa Tai Mũi Họng tại các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả theo phác đồ phù hợp.

Tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, khi bệnh nhân đến đây sẽ được chữa trị hiệu quả theo những phương pháp như sau:

Đối với tình trạng ngáy nhiều khi ngủ do các nguyên nhân thông thường: người bệnh chỉ cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt thể thao thường xuyên và uống thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng.

Đối với tình trạng ngáy nhiều khi ngủ do mắc các bệnh lý: viêm xoang, viêm amidan,… các chuyên gia sẽ dựa vào từng mức độ bệnh lý để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể:

► Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, … với liều lượng thích nhằm làm teo các cục amidan, hạn chế tình trạng viêm tấy.

► Ngoại khoa: Sử dụng phương pháp JCIC - Plasma nhiệt độ thấp công nghệ của Mỹ để trị các bệnh lý liên quan đến ngáy ngủ ở mức độ nặng với nhiều ưu điểm: nhanh chóng, không đau, an toàn, hạn chế tái phát, không sẹo,…

Được sự tin tưởng của bệnh nhân, Phòng Khám Hoàn Cầu mỗi ngày có hàng trăm ca bệnh đến khám chữa trị. Phòng khám luôn tự hào bởi cơ sở vật chất tốt; máy móc hiện đại luôn có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng; không gian sạch sẽ bởi công tác khử trùng thường xuyên,…

Ngoài ra, phòng khám hội tụ đội ngũ y chuyên gia chuyên khoa giỏi, làm việc tận tâm và thấu hiểu tâm lý khách hàng, luôn khám kỹ và đưa ra lời khuyên thích hợp, hỗ trợ bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bạn đã nắm được thông tin về ngáy nhiều khi ngủ có phải là bệnh? Để được trực tiếp chuyên gia tư vấn, hãy nhấp vào Bảng Chat bên dưới hoặc để được đặt hẹn theo khung giờ phù hợp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342