Nguyên nhân gây chảy nước vàng ở vành tai và sự nguy hiểm không thể xem thường

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Chảy nước vàng ở vành tai là một hiện tượng phổ biến thường xuyên xảy ra và không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự đằng sau bệnh lý nguy hiểm này là gi cũng như cách khắc phục tình trạng trên vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp ánh nhìn tổng quan để bệnh nhân có thể sớm nhận biết và đưa ra phương thức chữa trị phù hợp để không bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và thính lực.

Chảy nước vàng ở vành tai, nguyên nhân là gì?

Chảy nước vàng ở vành tai là hiện tượng có thể gặp phải mọi giới tính và lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh bảo người bệnh đang mắc phải các bệnh lý về tai.

Nhìn chung, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc vành tai bị chảy nước vàng:

1. Nguyên nhân chảy nước vàng ở vành tai không phải do bệnh lý

Chảy nước vàng ở vành tai có thể là do dị ứng hoặc thói quen sinh hoạt của người bệnh, cụ thể:

 Không giữ vệ sinh tai đúng cách khi bấm khuyên tai ở vùng dái tai và sụn tai.

 Dị ứng với các loại thuốc xịt tóc và khi bấm khuyên tai.

 Không vệ sinh tai đều đặn khi tắm rửa khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ gây chảy nước vàng ở vành tai.

 Thường xuyên nghe điện thoại khiến các dây thần kinh và vùng tai bị tổn thương.

 Vùng mô và sụn bị chấn thương mạnh khiến tai bị ứ máu, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hoại tử gây chảy nước vàng ở vành tai.

 Độ ẩm trong tai tăng lên do sự thay đổi của thời tiết hoặc do ứ đọng nước sau khi bơi lội

 Thường xuyên sử dụng tai nghe quá nhiều khiến các tế bào chết, bụi bẩn, tạp khuẩn… bám lâu ngày trên tai nghe có cơ hội xâm nhập vào bên trong tai, gây ngứa ngáy khó chịu thậm chí còn gây chảy nước vàng ở vành tai, nhiễm khuẩn hay mọc mụn trong tai.

Chảy nước vàng ở vành tai có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

 Lạm dụng thuốc nhỏ tai khi không có sự chỉ định của chuyên gia có thể dẫn đến việc dùng thuốc không đúng cách, sai liều lượng… Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm loét tai, vành tai bị chảy nước vàng nhất là những ai dễ bị kích ứng với những ai quá mẫn cảm với thành phần của thuốc nhỏ tai.

 Ngoáy tai thường xuyên và quá nhiều khi cảm thấy ngứa ngáy hoặc có dị vật bên trong tai. Thế nhưng hành động này có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội hơn và làm tai bị trầy xước. Bên cạnh đó việc ngoáy tai có thể mang bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài vào tai dẫn đến viêm tai gây chảy nước vàng ở vành tai.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

2. Nguyên nhân chảy nước vàng ở vành tai do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, chảy nước vàng ở vành tai có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như:

Viêm tai ngoài

 Là tình trạng viêm nhiễm ở ống tai ngoài (phần kéo dài từ màng nhĩ đến lỗ tai) và lỗ tai ngoài với những triệu chứng điển hình như: vành tai bị ngứa, có thể sưng đau, chảy nước vàng ở vành tai…

 Nguyên nhân gây viêm tai ngoài có thể là do: Không làm sạch nước ở tai sai khi bơi lội tạo môi trường để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, ngoáy tay bằng tăm bông, cào gãi ống tai, tổn thương tai khi sử dụng tai nghe không thích hợp…

Bệnh chàm tai

 Chàm tai thường xuất hiện ở ống tai ngoài, vành tai và phần da xung quanh. Bệnh thường phổ biến hơn ở trẻ em và được chia thành 3 giai đoạn như: cấp tính, bán cấp tính, mạn tính.

 Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm tai là: xuất hiện các mảng da sần không đồng nhất, ngứa ngáy, chảy nước vàng ở vành tai. Khi vừa phát bệnh da sẽ ửng đỏ và nổi mụn, khi mụn nước vỡ ra có thể bị loét gây rò rỉ dịch; sau đó khô dần và đóng vảy, dày lên và thô nhám. Qua một thời gian thì những tổn thương có thể biến mất và gần như không để lại sẹo.

 Nguyên nhân gây bệnh chàm tai vẫn chưa rõ nhưng có thể liên quan đến một số yếu tố như: Dị ứng, trạng thái tinh thần, rối loạn nội tiết tố, nội loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa. Trong đó, chàm tai do dị ứng chiếm tỷ lệ cao, cụ thể là do cơ địa quá nhạy cảm.

Chảy nước vàng ở vành tai do mắc bệnh viêm tai ngoài

Viêm sụn vành tai

 Là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa nhưng không nhất thiết là bị nhiễm khuẩn. Bệnh viêm sụn vành tai có thể gây ra những triệu chứng như: đau vành tai, vành tai sưng tấy đỏ, apxe giữa sụn và màng sụn, chảy nước vàng ở vành tai…

 Viêm sụn vành tai có thể là do các nguyên nhân như: Chấn thương, côn trùng đốt, biến chứng sau khi rạch dẫn lưu ổ apxe sụn vành tai, bẫm lỗ tai xuyên qua sụn. Ngoài ra viêm sụn vành tai còn có thể là do mắc các bệnh lý khác như: U hạt, viêm đa vi mạch, u hạt Wegener, viêm đa sụn tái phát.

Viêm mô tế bào tai

 Viêm mô tế bào tai là tình trạng viêm và nhiễm trùng ở tầng sâu nhất của cấu trúc da. Bệnh thường có những biểu hiện như: Đau và nóng rát ở tai, da tai bị phồng rộp, sưng tấy, chảy nước vàng ở vành tai. Đây là bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng.

Chảy nước vàng ở vành tai có nguy hiểm không?

Câu hỏi đặt ra là chảy nước vàng ở vành tai có nguy hiểm hay không, hay chỉ là việc bình thường và về dài lâu không ảnh hưởng đến sức khỏe?

 Nếu chảy nước vàng ở vành tai chỉ do thói quen vệ sinh hay đeo tai nghe, ngoáy tai… và vẫn chưa phát triển thành bệnh lý thì thường ít gây nguy hiểm, bên cạnh đó cũng dễ dàng khắc phục nếu người bệnh thay đổi thói quen và vệ sinh tai đúng cách.

 Ngược lại, nếu chảy nước vàng ở vành tai do bệnh lý và kéo dài không có biện pháp khắc phục sẽ khiến tình trạng này thêm trầm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.

 Đặc biệt, tai là bộ phận rất quan trọng giúp mọi người cảm nhận và nghe thấy những âm thanh xung quanh. Do đó, nếu tai xuất hiện dấu hiệu bất thường như chảy nước vàng ở vành tai thì nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng của tai.

Chảy nước vàng ở vành tai do bệnh lý có thể gây giảm thính lực

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng chảy nước vàng ở vành tai là gì?

Để tránh phát sinh tình trạng chảy nước vàng ở vành tai, người bệnh nên có biện pháp phòng bệnh như sau:

 Vệ sinh vùng tai nhẹ nhàng, đúng cách và sạch sẽ; tránh sử dụng thuốc xịt tóc có thể gây dị ứng tai.

 Hạn chế đeo tai nghe thường xuyên hoặc đeo một lần trong thời gian dài.

 Không ngoáy tai thường xuyên hoặc ngoáy tay bằng vật nhọn, để tránh gây trầy xước niêm mạc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

 Nếu phải thường xuyên nghe điện thoại thì nên đổi tai trong khi nghe để tránh gây tổn thương dây thần kinh và vành tai.

 Sau khi bấm khuyên tai nên vệ sinh thật kỹ càng và đúng cách. Nến nhận thấy nhiễm trùng thi nên thăm khám để được điều trị ngay.

 Nếu bị chấn thương tai, nên thăm khám để phát hiện sớm viêm nhiễm (nếu có) và điều trị.

 Dùng nút tai khi tắm gội hoặc bơi lội để tránh tình trạng nước chảy vào và ứ đọng trong ống tai.

 Điều trị khỏi các bệnh tai mũi họng để ngăn ngừa biến chứng lên tai.

Điều trị chảy nước vàng ở vành tai do viêm tai ngoài

Nếu phát hiện bản thân mắc phải một trong các triệu chứng nêu trên thì bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị sớm và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra với những trường hợp chảy nước vàng ở vành tai do viêm tai ngoài, nếu cần điều trị bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.

Khi tiến hành điều trị tại phòng khám, bệnh nhân sẽ được phục vụ bởi đội ngũ y chuyên gia chuyên khoa kết hợp cùng với những phương pháp tiên tiến, hiệu quả như:  Dùng thuốc đặc trị, Đông – Tây y kết hợp (cộng hưởng âm thanh, chiếu sóng viba, châm cứu ngoài tai…) để mang lại kết quả điều trị cao trong thời gian sớm nhất

Bên cạnh đó, phòng khám với cơ sở vật chất khang trang, máy móc và dụng cụ y khoa hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, chi phí thích hợp, bảo mật thông tin an toàn… nên người bệnh có thể an tâm khi thăm khám tại đây.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề chảy nước vàng ở vành tai là vì sao và có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc có liên quan đến tình trạng chảy nước vàng ở vành tai hay bệnh viêm tai ngoài có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách click vào khung chat để được giải đáp nhanh chóng.

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342