Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng cùng triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Chắc hẳn trong đời bạn ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị rất thường xuyên. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về bệnh này chưa? Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về nguyên nhân gây nên nhiệt miệng cùng triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhé.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NHIỆT MIỆNG
♦ Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpes ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.
♦ Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt ở miệng có máu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.
TRIỆU CHỨNG CỦA NHIỆT MIỆNG
Tùy theo sức đề kháng của từng bệnh nhân và chế độ sinh hoạt ăn uống mà sẽ có những biểu hiện khác nhau của nhiệt miệng:
♦ Một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng.
♦ Vùng da xung quanh đỏ và bị đau, ngứa râm ran ở miệng.
♦ Cảm giác ngứa râm ran trong miệng.
♦ Bên cạnh đó, bệnh nhiệt miệng còn gây ra các triệu chứng toàn thân như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, tiêu hóa kém, dễ cáu gắt, chuột rút, xanh xao hoặc sụt cân.
Đặc điểm của vết loét nhiệt miệng
TẠI SAO CƠ THỂ XUẤT HIỆN NHIỆT MIỆNG?
Theo như Tây y thì nhiệt ở miệng là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng,... Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.
Suy giảm chức năng gan
Gan giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể, do đó nếu chức năng gan suy yếu sẽ khiến các chất độc dần tích tụ lại. Dần dần những độc tố này có thể gây hại đến cơ thể, nếu độc tố tích tụ lại ở vùng miệng có thể làm xuất hiện những bọng nước, khi vỡ ra hình thành vết loét nhiệt miệng.
Hệ miễn dịch suy yếu
♦ Virus và vi khuẩn bên ngoài luôn chờ đợi cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt vùng miệng là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì việc xâm nhập lại càng dễ dàng hơn.
♦ Nếu hệ miễn dịch suy yếu, virus và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, nhanh chóng sinh sôi và phát triển ở khoang miệng, đốt cháy niêm mạc miệng gây nhiệt miệng.
Mắc bệnh răng miệng
Khi mắc các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng… thì phản ứng kháng nguyên – kháng thể của hệ miễn dịch cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Nếu người bệnh thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: Vitamin B9 – B12, vitamin C, kẽm, chất sắt, axit folic… cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng.
Một số nguyên nhân khác
♦ Một số tổn thương nhỏ ở miệng do đánh răng quá mạnh, va chạm khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào hai bên trong má… cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.
♦ Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nhiệt miệng do các yếu tố khác như: Căng thẳng – stress, rối loạn nội tiết tố, ăn các loại thực phẩm nhạy cảm có thể gây tổn thương vùng miệng (chocolate, cà phê, trứng, các loại hạt, phô mai…)
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng
ĐIỀU TRỊ NHIỆT MIỆNG NHƯ THẾ NÀO ĐẠT HIỆU QUẢ?
Bệnh nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây đau rát miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân.
Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp chuyên gia mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối
♦ Nước muối có tính sát khuẩn cao, pha 1 – 2 thìa cà phê muối vào 2/3 cốc nước lọc, hoặc có thể cho thêm 2 thìa nước ép nha đam vào rồi khuấy đều.
♦ Súc miệng bằng nước muối như sau: Ngậm một ngụm nước muối trong miệng khoảng 10 giây và lặp lại vài lần, lần cuối cùng thì ngửa cổ lên để súc họng nhưng không được nuốt. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày sẽ nhận thấy được hiệu quả nhanh chóng.
Thay đổi chế độ ăn uống
♦ Cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày; nên tăng cường uống các loại nước ép rau củ tươi như: Nước rau má, nước ép cải trắng hoặc cà chua… đều có tác dụng với bệnh nhiệt miệng.
♦ Không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm cay nóng, món nướng hoặc có vị chua để hạn chế những tổn thương gây loét miệng, đồng thời bảo vệ dạ dày và tá tràng.
♦ Ăn các loại chè đậu đen, đậu xanh đều có công dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả.
♦ Bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin như: cà chua, rau má, rau ngót, rau diếp cá, các loại thịt mát như thịt vịt… Hoặc bổ sung vitamin B, C và chất sắt thông qua thuốc bổ.
♦ Nên ăn 1 hủ sữa chua mỗi ngày vì lợi khuẩn trong sữa chua có thể chữa lành vết loét và giảm đau.
♦ Có thể sử dụng mật ong bôi lên vết loét mỗi ngày, vì thành phần có trong mật ong sẽ giúp điều trị nhiệt miệng một cách nhanh chóng.
Bổ sung các chất giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng
Thông thường các vết loét do nhiệt miệng sẽ lành sau 1 – 2 tuần khi áp dụng những phương thức trên mà không cần sử dụng thuốc và không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiệt miệng diễn ra lâu và có biểu hiện phức tạp, bệnh nhân cần tiến hành điều trị nhiệt miệng tại cơ sở y tế.
Hiện nay, để điều trị nhiệt miệng có thể sử dụng một số loại số thuốc như:
Thuốc uống: Thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau và chống dị ứng để tiêu diệt vết loét. Việc sử dụng thuốc các loại thuốc uống cần tuân theo chỉ định của chuyên gia để không gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn.
Thuốc mỡ hoặc thuốc súc miệng: Có tác dụng làm sạch khoang miệng, hỗ trợ điều trị và giảm đau ở vết loét.
Để được tư vấn chi tiết và biết thêm thông tin về nhiệt miệng, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng ở Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu - địa chỉ khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng tốt, uy tín tại TPHCM. Với đội ngũ y chuyên gia trình độ cao và kinh nghiệm vững vàng, máy móc hiện đại phục vụ việc khám và điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Bài viết trên đã chia sẻ ánh nhìn tổng quan về bệnh nhiệt miệng cùng nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng phổ biến này. Mọi thắc mắc có liên quan thì hãy click vào bảng chat để được hỗ trợ giải đáp cụ thể, nhanh chóng và miễn phí.