Thở áp lực dương liên tục hỗ trợ bệnh lý suy hô hấp

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Đối với bệnh nhân bị suy hô hấp, phương pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp hỗ trợ bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong xuyên suốt chu kỳ thở. Thở áp lực dương liên tục hỗ trợ bệnh lý suy hô hấp sẽ trình bày về khái niệm, quy trình và những chú ý cần thiết.

THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ RA SAO?

Thông tin thở áp lực dương liên tục

Thở áp lực dương liên tục (có tên tiếng Anh là CPAP) là một trong những phương pháp hỗ trợ thở cho những bệnh nhân bị suy hô hấp. Đặc điểm là bệnh nhân vẫn còn khả năng thở. CPAP duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở, để người bệnh thở dễ dàng hơn.

Nguyên lý hoạt động

Mô tả chu kì thở bình thường

+ Áp suất đường thở thường âm hơn (thấp hơn) so với áp suất khí quyển trong, thì sẽ hít vào.

+ Áp suất đường thở sẽ dương hơn (cao hơn) so với áp suất khí quyển trong thì thở ra.

+ Và áp suất đường thở trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra. Bắt đầu một kì hít thở mới.

Khi thở bằng hệ thống CPAP

Hệ thống CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả quá trình hít vào hay thở ra:

+ Ví dụ khi thở CPAP ở áp lực 5mm H2O, khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5cm H2O. Từ đó, giúp các phế nang ở phổi không xẹp hoàn toàn ở cuối kỳ thở ra để tăng trao đổi khí, giảm công hô hấp.

Thở áp lực dương liên tục là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?

Hệ thống CPAP bao gồm:

+ Hệ thống tạo ra một dòng khí (được làm ấm và ẩm) cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ hít thở.

+ Dụng cụ tạo PEEP (Positive End Expiratory Airway Pressure) được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở.

+ Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi, cannula mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP.

Thở NCPAP (Nasal Continuous Positive Airway Pressure): Thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi. Đây là phương pháp CPAP không xâm lấn, hệ thống CPAP được nối với bệnh nhân qua cannula mũi, có nhiều cỡ cannula cho các độ tuổi khác nhau.

Hiện nay, NCPAP là kĩ thuật được dùng phổ biến khi áp dụng phương pháp CPAP cho bệnh nhân suy hô hấp.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH DÙNG CPAP

Chỉ định trường hợp

+ Đề phòng hiện tượng xẹp phổi ở trẻ đẻ non, có tuổi thai dưới 32 tuần.

+ Cơn ngừng thở trẻ sơ sinh đẻ non.

+ Suy hô hấp do bệnh lý tại phổi ở trẻ sơ sinh: viêm phổi, bệnh màng trong, xẹp phổi.

+ Suy hô hấp sau khi thực hiện mổ lồng ngực, bụng.

+ Cai máy thở.

Lưu ý:

+ Chỉ áp dụng khi và chỉ khi người bệnh bắt buộc phải tự thở được.

Chống chỉ định trường hợp

+ Có dị tật ở đường hô hấp trên (như sứt môi, hở hàm ếch, teo lỗ mũi sau, teo thực quản có dò khí thoát vị hoành).

+ Ngừng thở kéo dài trên 20 giây.

+ Tràn khí ở màng phổi chưa được dẫn lưu.

+ Xuất hiện thoát vị ở cơ hoành.

+ Viêm phổi có bóng khí hoặc phổi có kén khí bẩm sinh.

+ Tăng áp lực nội sọ: như bệnh viêm màng não, xuất huyết não, xuất huyết màng não.

+ Choáng do giảm thể tích tuần hoàn chưa bù.

+ Xuất huyết ở mũi giai đoạn nặng.

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC

Phương pháp thở áp lực khí dương liên tục thường được áp dụng đối với bệnh nhi. Vì vậy, quy trình áp dụng dưới đây sẽ mô tả đối với bệnh nhi.

Bước 1: Lắp máy CPAP

+ Đổ nước cất vô khuẩn vào bình làm ấm, đến vạch đã đánh dấu.

+ Đặt mức áp lực dương (chính là chiều cao cột nước tại bình tạo PEEP).

+ Đặt mức nhiệt độ, độ ẩm thích hợp (32-34°C).

+ Nối với hệ thống oxy, khí nén.

Bước 2: Chọn thông số

Chọn áp lực phù hợp với đối tượng bệnh nhi:

+ Sơ sinh non tháng : ≤ 4 cmH2O (10 lít/phút)

+ Sơ sinh đủ tháng :  ≤ 6 cmH2O (12 lít/phút)

Điều chỉnh lưu lượng, và chọn nồng độ Oxy phù hợp, theo chỉ định cho phù hợp tình trạng bệnh nhi.

Bước 3: Đặt gọng CPAP hoặc đặt ống thông mũi họng

Xác định chiều sâu của ống thông theo cân nặng (P) của trẻ:

+ P < 1500gr: chiều sâu của thông 4cm.

+ P 1500- 2000gr: chiều sâu của ống thông 4.5cm.

+ P > 2000gr: chiều sâu của ống thông là 5cm.

Làm trơn ống thông bằng dầu Paraphin. Đặt gọng CPAP hoặc ống thông mũi họng vào mũi trẻ.

Lưu ý:

+ Cần cố định ống bằng băng dính.

Bước 4: Nối máy CPAP với bệnh nhi

+ Nối máy CPAP vào ống thông mũi họng đã được đặt vào người bệnh.

Kĩ thuật thở áp lực dương liên tục NCPAP cho bệnh nhi

LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CPAP ĐỂ TRỊ SUY HÔ HẤP

Theo dõi dấu hiệu sau khi thở NCPAP

Dấu hiệu tích cực, thành công

+ Da hồng hào hơn, nhịp thở bình thường.

+ Hết rút lõm lồng ngực

+ Theo dõi các thông số: SpO2 > 92%, khí máu động mạch (PaO2 60 - 80mm Hg, PaCO2 40 - 45mm Hg, độ pH đạt 7,3 - 7,4).

Dấu hiệu tiêu cực, thất bại

+ Ngừng thở, có cơn ngừng thở không cải thiện sau 30 phút.

+ Chỉ số SaO2 < 91% / PaO2 < 60 mmHg với áp lực 10 cmH2O và FiO2 80 -100%.

+ Chỉ số PaCO2 > 55 mmHg.

Lưu ý:

+ Trường hợp bệnh nhân thất bại với NCPAP, cần tiến hành đặt nội khí quản giúp bệnh nhân thở.

Chú ý trong quá trình áp dụng thở áp lực khí dương liên tục

+ Phải điều chỉnh áp lực phù hợp với từng bệnh nhân.

+ Hạn chế tăng áp lực đột ngột khi cần điều chỉnh.

+ Thay hệ thống NCPAP cho người bệnh theo chu kì mỗi 72 giờ / lần.

+ Thường xuyên theo dõi, quan sát, kiểm tra hệ thống và bệnh nhân.

Nhận định về kĩ thuật NCPAP

+ Thở áp lực dương liên tục là một phương pháp vô cùng an toàn, hiệu quả cao, tuyệt đối an toàn đối với trẻ nhỏ.

+ Hệ thống máy thở NCPAP hiện đại, có thể điều chỉnh áp lực tương ứng với từng bệnh nhân.

+ Với tỷ lệ thành công cao, giảm tỷ lệ tử vong.

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Phương pháp thở áp lực dương liên tục chỉ được áp dụng khi có chỉ định cụ thể từ chuyên gia chuyên khoa điều trị.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu, luôn sẵn sàng giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342