Thuốc nhỏ tai: Khuyến cáo hiểm họa cần chú ý

Tai là cơ quan thính giác vô cùng quan trọng, giúp chúng ta nghe được âm thanh xung quanh. Thông thường, khi người bệnh bị ù tai, đau tai, chảy mủ từ tai ra,... đều có xu hướng tìm đến các loại thuốc nhỏ tai có công dụng điều trị. Thuốc nhỏ tai: Khuyến cáo hiểm họa cần chú ý là lời cảnh giác từ các chuyên gia tai mũi họng. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ vấn đề nhá!
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI THUỐC NHỎ TAI
Thuốc nhỏ tai là gì?
Là thuốc được bào chế ở dạng dung dịch, được đặc chế phù hợp với niêm mạc ở tai. Thuốc chỉ dùng để nhỏ vào tai, không dùng để bôi hay nhỏ thuốc vào các bộ phận khác để trị bệnh. Có nhiều loại thuốc nhỏ tai tương ứng điều trị các triệu chứng, dấu hiệu bệnh cụ thể. Thuốc hầu như chỉ tác dụng ở tai nên gần như hiệu quả điều trị cao.
Phân loại thuốc nhỏ tai phổ biến hiện nay
Thuốc kháng sinh
Hầu như bệnh ở tai là do viêm nhiễm vi khuẩn, virus, nên thuốc kháng sinh thường được sử dụng. Các loại kháng sinh dùng ở tai phổ biến gồm Neomycin, Gentamycin, Tobramycin và Ciprofloxacin.
Thuốc có tác dụng phụ. Vì vậy cần có chỉ định, hướng dẫn từ chuyên gia điều trị. Tránh xảy ra tình trạng dị ứng, sốc phản vệ,...
Thuốc kháng nấm
Bên cạnh kháng sinh thì nấm tai cũng phổ biến không kém. Thuốc kháng nấm được dùng để nhỏ tai như Clotrimazole.
Thuốc giúp làm khô tai
Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, khiến vi khuẩn chết dần. Thành phần gồm Acid Acetic, rượu và Isopropyl Alcohol, giúp làm giảm độ pH trong ống tai.
Thuốc làm khô tai thường được dùng điều trị viêm tai giữa nhẹ và vừa.
Thuốc làm mềm ráy tai, dễ dàng loại bỏ ráy tai
Với các trường hợp niêm mạc tai tiết nhiều dịch nhờn, làm tăng lượng ráy tai trong ống tai. Các thuốc có hoạt chất như Triethanolamin Polypeptid Oleat, Carbamid Peroxid, Docusate, dầu Olive được dùng để bảo vệ tai khỏi bị viêm nhiễm.
Thuốc rửa tai
Khi sinh sống và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn khiến có nhiều bụi tích tụ trong ống tai. Thuốc rửa tai thường dùng với oxi già và nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn, dịch mũ ở tai lâu ngày.
Thuốc phối hợp
Trên thực tế, các loại thuốc nhỏ tai ngoài thành phần điều trị bệnh, trong dung dịch còn có thêm các hoạt chất phối hợp khác như:
+ Hydrocortison, Fluorohydrocortison, Dexamethason, Polymyxin B… Các hoạt chất này giúp tăng khả năng kháng viêm. Nhưng có đem lại tác dụng phụ, có khuyến cáo đi kèm. Vì vậy cần được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn.
+ Với trường hợp viêm nặng thì dùng phối hợp gây tê (Benzocain, Pramoxin, Lidocain) và giảm đau (Antipyrin).
Chú ý
+ Trong đợt điều trị bằng thuốc nhỏ tai, khi tắm cần tránh để nước vào tai.
+ Tuyệt đối không nên đi bơi ở hồ hay ao vì nước vào tai dễ gây nhiễm khuẩn nặng thêm.
+ Sau khi rửa tai bằng ôxy già hay nước muối sinh lý, cần lau sạch những giọt thuốc còn đọng lại trên tai.
+ Kết thúc đợt điều trị nên bỏ phần thuốc thừa đi, không để dành,
+ Không dùng chung lọ thuốc với người khác.
+ Không tự ý dùng thuốc nhỏ tai khi thấy tai trẻ chảy mủ hay máu. Khi ấy màng nhĩ có thể đã bị rách và thuốc nhỏ tai có thể vào sâu trong tai, gây điếc, không chữa được.
VÌ SAO LẠI KHUYẾN CÁO HIỂM HỌA KHI DÙNG THUỐC NHỎ TAI?
Ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ từ thuốc
Hiện nay, khi có các triệu chứng ở tai như chảy mủ tai, đau tai, ù tai,... nhiều người dùng đã tự ý mua thuốc nhỏ tai về điều trị. Tuy nhiên, đa số họ không biết được rằng việc tự ý nhỏ tai mà không có chỉ định của chuyên gia sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường.
Cụ thể, việc tự ý dùng thuốc nhỏ tai có thể gây đau rát trong tai, nổi mẩn, ngứa, chóng mặt, nhức đầu,... Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ảnh hưởng tới thính giác, dẫn tới nghe kém không hồi phục được. Nguyên nhân vì đa số thuốc nhỏ tai hiện nay đều chứa kháng sinh, đặc biệt là nhóm aminoglycosid - một trong những loại thuốc gây độc tai có thể dẫn đến nghe kém nếu sử dụng không đúng chỉ định của chuyên gia (đặc biệt là khi dùng trên những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ).
Các lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
Tư thế nhỏ thuốc
Để tư thế đầu sao cho một bên tai hướng xuống đất. Nếu tự nhỏ thuốc thì tư thế dễ nhất là đứng hoặc ngồi, nghiêng đầu sang 1 bên. Còn nếu nhỏ thuốc cho người khác thì tư thế dễ nhất là bệnh nhân nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng về 1 bên;
Với thuốc có ống nhỏ giọt
Cần hút một vài giọt thuốc vào trong ống nhỏ giọt. Nếu chỉ có đầu nhỏ thì chỉ cần lật úp lọ thuốc xuống là được;
Thực hiện nhỏ thuốc
Với người trưởng thành, nhẹ nhàng kéo vành tai hướng lên và về phía sau. Còn với trẻ em thì người nhỏ thuốc nhẹ nhàng kéo vành tai xuống và hướng về phía sau. Tiếp theo, bóp chính xác số giọt thuốc vào tai (theo chỉ định của chuyên gia). Sau đó nhẹ nhàng kéo ống tai lên - xuống để thuốc chảy vào trong tai, giữ đầu nghiêng khoảng 2 - 5 phút để thuốc đi vào trong ta. Cuối cùng, lau sạch thuốc thừa ở ngoài tai bằng cách dùng khăn giấy hoặc khăn vải sạch, đậy nắp lọ thuốc, bảo quản thuốc theo hướng dẫn sử dụng;
Thời gian điều trị
Không quá 10 ngày. Nếu quá thời hạn mà bệnh không đỡ thì nên đánh giá lại phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, không dùng thuốc dưới áp suất và ngâm ấm tới nhiệt độ 20 - 25°C (để tránh kích thích về áp suất và nhiệt lên tiền đình của tai - gây chóng mặt).
Dừng ngay thuốc nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau nhức tai, ù tai, chóng mặt,...
Các lưu ý khác
+ Không sử dụng ống nhỏ thuốc bị sứt mẻ, nứt hoặc bẩn.
+ Không để đầu ống nhỏ của lọ thuốc chạm vào tai, ngón tay hay các bề mặt khác (để tránh bị nhiễm vi khuẩn).
+ Không làm ấm thuốc bằng nước nóng vì có thể khiến thuốc bị quá nóng, gây tổn thương tai.
+ Không dùng chung thuốc nhỏ tai với người khác để tránh vi khuẩn lây lan rộng hơn.
Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.