Giải đáp thắc mắc: Vacxin viêm tai giữa tiêm mấy mũi?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, bệnh có diễn biến rất phức tạp, khó trị và có thể dẫn đến điếc tai. Với khuyến cáo “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mỗi đứa trẻ sinh ra đều được chuyên gia khuyên nên tiêm vắc-xin để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vậy vacxin viêm tai giữa tiêm mấy mũi? là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nhấp vào bảng chát gặp ngay chuyên gia tư vấn để được trao đổi nhanh

VACXIN VIÊM TAI GIỮA TIÊM MẤY MŨI?

Viêm tai giữa - tại sao phải tiêm vắc-xin?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, Phế cầu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tai mũi họng, viêm phổi, trong đó phổ biến nhất là viêm tai giữa…

Phế cầu là loại vi khuẩn có khả năng phát triển nhanh và mạnh, nó có thể lây lan từ ổ viêm vùng mũi họng, thông qua vòi nhĩ đến tai giữa gây viêm, sản sinh và làm ứ đọng dịch nhầy (bao gồm mủ, máu)...

Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, bệnh viêm tai giữa có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, làm tiêu chuỗi xương con, tạo áp lực lên các dây thần kinh gây liệt mặt, áp-xe não… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ, thậm chí gây điếc tai khó phục hồi, trẻ chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần.

Vắc-xin viêm tai giữa cần tiêm đúng độ tuổi và đúng liều lượng

Vắc-xin viêm tai giữa cần tiêm đúng độ tuổi và đúng liều lượng

Để phòng ngừa và đối phó với loại vi khuẩn này, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm phòng đúng cách và đúng tuổi.

Với những biến chứng nguy hiểm mà viêm tai giữa có thể gây ra, tình trạng sử dụng thuốc tràn lan, tỉ lệ kháng thuốc ở mức báo động thì việc tiêm chủng là giải pháp hữu hiệu và tốt nhất để bảo vệ toàn diện sức khỏe của bé. Cha mẹ cần hết sức quan tâm.

Vacxin viêm tai giữa tiêm mấy mũi?

Hiện nay, vắc-xin ngăn ngừa viêm tai giữa - phế cầu khuẩn phổ biến nhất là Synflorix (có nguồn gốc từ Bỉ) tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi.

Bên cạnh đó, Prevenar 13 và Pneumo23 cũng được áp dụng tiêm chủng ngăn ngừa phế cầu khuẩn.

Tùy vào độ tuổi mà cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng, mà số mũi tiêm sẽ được quy định, thông thường tiêm 3 mũi.

Lịch tiêm tiêm chủng ngừa viêm tai giữa:

Tiêm cho trẻ từ 6 tuần - 6 tháng tuổi:

- Lần 1: Tiêm bắt đầu từ 6 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi.

- Lần 2: Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu là 1 tháng.

- Lần 3: Mũi thứ 3 được tiêm cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng

Ngoài ra, liều nhắc lại được chỉ định cách lần tiêm thứ 3 sau ít nhất 6 tháng.

→ Lưu ý: Với trẻ sinh non (từ 27 tuần tuổi): mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, và các mũi sau tương tự như trên.

Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm tai giữa cho trẻ em

Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm tai giữa cho trẻ em

► Tiêm cho trẻ từ 7 tháng - 11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng phế cầu trước đó)

- Tiêm liều 1 và liều 2 (mỗi liều 0,5ml) liều thứ 2 sẽ cách liều tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng.

- Liều thứ 3 (liều nhắc lại) sẽ được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi và bắt buộc cách lần tiêm thứ 2 ít nhất 2 tháng.

► Tiêm chủng cho trẻ lớn: từ 1 tuổi đến 5 tuổi (chưa được tiêm phòng phế cầu trước đó)

Thông thường, lịch trình tiêm chỉ bao gồm 2 lần, mỗi lần tiêm cách nhau tối thiểu 2 tháng và không cần tiêm mũi nhắc lại.

Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin ngừa viêm tai giữa

Để đảm bảo trẻ được tiêm thuốc đúng cách, đúng quy định và thuốc đạt tiêu chuẩn, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên quý phụ huynh nên:

Đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín, chuyên về tiêm chủng, có đội ngũ chuyên gia giỏi - giàu kinh nghiệm để tiêm, đồng thời có thể xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tiêm.

Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi trẻ đang bị sốt hoặc mắc các bệnh lý cấp tính.

Nếu trẻ dị ứng với thành phần nào của thuốc, cha mẹ cần báo cho chuyên gia các triệu chứng trẻ từng gặp trước đó để chuyên gia điều chỉnh, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng thuốc.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến địa chỉ uy tín để được tiêm phòng hiệu quả - an toàn

Phụ huynh nên đưa trẻ đến địa chỉ uy tín để được tiêm phòng hiệu quả - an toàn

Cần tuân thủ đúng các lịch trình tiêm chủng để đạt hiệu quả cao. Và cần đưa trẻ tiêm đúng các mũi như quy định, không được bỏ lỡ dở thì các mũi trước gần như vô hiệu.

Sau khi tiêm, hãy theo dõi trẻ chặt chẽ, nếu thấy con mình có những phản ứng nặng nề như: mệt mỏi, khó thở, thở khò khè, khàn giọng, nổi mề đay, tim đập nhanh… cần đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu và xử lý kịp thời.

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa như đau tai, nhức tai, chảy mủ trong tai… không được tùy tiện mua thuốc uống hay nhỏ tai, hãy đến ngay Phong Kham Đa Khoa Hoan Cau để được kiểm tra và hỗ trợ chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Hy vọng những thông tin giải đáp về vacxin viêm tai giữa tiêm mấy mũi sẽ giúp cha mẹ nắm rõ, đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng thời gian và độ tuổi quy định. Mọi thông tin cần hỗ trợ chi tiết, hãy Nhấp vào bảng chát để chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bài viết bạn đang xem nằm trong chuyên mục bệnh về tai - viêm tai giữa. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp phòng ngừa và chữa trị kịp thời, đúng cách bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://benhvientaimuihong.vn

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342