[BẠN CÓ BIẾT] Vành tai: cấu tạo và chức năng ra sao?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Vành tai là bộ phận bên ngoài, dễ dàng quan sát được của cơ quan tai. Vì sao vành tại lại có hình dạng như vậy? Bộ phận này đảm nhiệm chức năng gì? Cùng theo dõi [BẠN CÓ BIẾT] Vành tai: cấu tạo và chức năng ra sao? để có câu trả lời cho bản thân nhá!

THÔNG TIN Y HỌC CƠ BẢN VỀ VÀNH TAI

Quá trình hình thành và phát triển của vành tai

Tai là một cơ quan có cấu trúc phức tạp, được cấu tạo từ 3 bộ phận là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm có 2 phần là vành tai và ống tai. Tiền thân của vành tai là các ụ tai. Gồm 6 ụ tai cùng nhau hợp lại, hình thành loa tai từ khoảng tuần thứ 6 của phôi thai. Các ụ này hình thành các nếp gờ. Cụ thể:

+ Ba ụ đầu: tạo thành bình tai, gờ luân, và trụ gờ luân. Dây thần kinh số V sẽ chi phối vùng này.

+ Ba ụ sau: hình thành gờ đối luân, gờ đối bình và dái tai. Đám rối thần kinh cổ và một phần của dây thần kinh mặt sẽ điều kiển vùng này.

Các ụ tai sẽ dịch chuyển dần dần về phía trên và ra sau. Trong suốt thai kì để đến vị trí cuối cùng ở hai bên đầu.

Mô tả vị trí cụ thể

Vành tai là phần tai nhô ra hai bên ở đầu người. Vành tai nằm ngay sau khớp thái dương hàm và vùng tuyến mang tai, ở phía trước xương chũm và vùng thái dương.

Quan sát sẽ thấy rõ có hai đường gờ nổi lên được gọi là vành tai ngoài và vành tai trong (hay còn gọi là gờ luân và gờ đối luân). Một phần trước của vành tai được dính liền với xương sọ, phần còn lại tự do, tạo với xương chũm một góc mở ở sau.

Điều ít người biết, đó là vành tai có trục song song với sống mũi.

Cấu tạo của vành tai theo giải phẫu học

Mô tả hình thể bên ngoài

Loa tai về hình thể hơi giống một cái phễu. Nó nằm ở ngoài cùng, hình dạng hơi vểnh và hướng ra trước. Gồm hai mặt:

Mặt ngoài: Ở giữa có một chỗ lõm gọi là xoắn tai. Xoắn tai được bọc bởi bốn gờ:

+ Gờ luân: là gờ viền ngoài cùng, đi theo chu vi loa tai từ xoắn tai đến dái tai.

+ Gờ đối luân: đối diện với gờ luân. Đầu trên của gờ này chia thành hai trụ. Giữa gờ luân và gờ đối luân là lõm thuyền.

+ Bình tai: Ở phía trước xoắn tai.

+ Gờ đối bình tai: đối diện với bình tai.

+ Phần dưới loa tai là dái tai. Dái tai mềm hơn những vùng khác vì không có sụn bên trong. Đây là vùng thường được chọn để xỏ khuyên tai.

Mặt trong: Áp vào da đầu, có các vết lồi lõm ngược với bên ngoài.

VÀNH TAI: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CHI TIẾT

Cấu tạo theo giải phẫu học

Phần trên vành tai

Có cấu tạo bởi lớp sụn đặc biệt, phủ bên ngoài bởi một lớp da mỏng có lớp mỡ kém phát triển.

Do mỗi người có cấu tạo sụn khác nhau nên mỗi người có thể có vành tai cứng, mềm, hay dày, mỏng khác nhau.

Phía trên vành tai có đặc điểm là vì lớp mỡ mỏng nên rất dễ buốt khi trời lạnh.

Phần dưới vành tai

Gồm dái tai, đây là một nếp da không có phần sụn ở trong.

Nguồn cung cấp máu cho vành tai

Phía trước vành tai

Là động mạch thái dương nông cung cấp máu cho dái tai, gờ bình và một phần gờ luân.

Phía sau vành tai

Là động mạch vành tai sau cung cấp máu cho phần lớn mặt sau vành tai.

Các tĩnh mạch ở vành tai thường đi tùy hành với các động mạch. Đám rối cổ nông đảm nhiệm chi phối cảm giác của vành tai.

Vành tai thực hiện chức năng gì?

Vành tai đóng vai trò như chiếc phễu, giúp hứng và truyền âm thanh xung quanh vào màng nhĩ. Cụ thể, nhờ vào cấu tạo các vùng lồi và lõm nên vành tai tạo ra các đường cong, xoăn giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) để truyền vào ống tai.

Cả hai vành tai sẽ hoạt động đồng thời để xác định vị trí, nguồn gốc của âm thanh, hướng của âm thanh, giúp tách âm thanh này với âm thanh khác.

Khi có các bệnh lý về thính giác, vành tai là nơi gắn các thiết bị trợ thính phù hợp. Các thiết bị trợ thính thường được gắn trong tai hoặc phía sau tai.

CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VÀNH TAI THƯỜNG GẶP

Bệnh lý viêm sụn

Là tình trạng nhiễm trùng sụn, màng sụn ở vành tai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới thẫm mỹ và chức năng của vành tai.

Thời điểm bệnh có thể phát triển:

+ Sau khi điều trị viêm ống tai ngoài cấp

+ Sau tai nạn vùng đầu, có tổn thương vành tai

+ Hoặc sau khi xỏ khuyên tai không đảm bảo vô khuẩn.

Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ như ngứa rát, hơi đau đến sưng, nóng, đỏ, đau nhiều vành tai. Khi viêm tấy thành mủ, tạo cảm giác rất đau. Vành tai sưng nề mất các nếp sụn. Nếu không được điều trị tốt, sụn dần trở nên hoại tử, bị co rúm, ảnh hưởng đến khả năng hứng âm thanh và cả mặt thẩm mỹ.

Xuất hiện tụ dịch, tụ máu

Đây là tình trạng tích tụ thanh dịch hoặc máu ở vành tai. Bệnh không phổ biến, và may mắn thì bệnh thường lành tính.

Thường xảy ra sau chấn thương đụng dập. Chấn thương sẽ gây đứt mạch máu màng sụn, làm máu chảy ra và tụ lại giữa lớp sụn và màng sụn.

Khối dịch hay máu tụ lại này, nếu không sớm điều trị để hút ra, có thể chèn ép làm viêm hoại tử sụn vành tai. Thậm chí, gây biến chứng vành tai hình bông cải.

Biểu hiện: sưng nề vành tai. có gây cảm giác đau tai (thường khi xảy ra nhiễm trùng),

Xuất hiện tụ máu, tụ dịch ở vành tai

Khối u bã đậu

Nếu xảy ra ở cơ quan tai thì khối u bã đậu thường gặp ở dái tai. Đây là một dạng u lành tính không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng gây mất thẩm mỹ ở tai.

U bã đậu có cấu tạo gồm lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm màu trắng hay vàng nhạt.

Thông thường thì u không gây cảm giác đau, không hóa ác. Nhưng khi to dần có thể gây cảm giác khó chịu. Khi u bị viêm nhiễm có thể tấy đỏ và đau nhức.

Bệnh rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ là bệnh bẩm sinh. Cụ thể là ở vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra.

Sự khiếm khuyết này là do sự hợp nhất không hoàn toàn của 6 ụ tai trong quá trình phát triển phôi thai, để hình thành loa tai.

Phần lớn rò luân nhĩ không gây triệu chứng khó chịu gì. Một số trường hợp có chảy dịch hôi qua lỗ dò. Thỉnh thoảng lỗ dò bị tắc, túi dò bị nhiễm trùng hay áp xe hóa.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn đi đầu trong việc cung cấp thông tin y học được tham khảo nhiều nguồn. Với các chuyên gia tai mũi họng luôn sẵn sàng giải đáp cho người bệnh. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về tai mũi họng. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342