[TÌM HIỂU NGAY] Vì sao lại bị đau tai?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Tình trạng đau tai không còn xa lạ với bất kì ai. Đây là một biểu hiện vô cùng phổ biến ở tai, cùng với ù tai và ngứa tai dữ dội. Các cơn đau từ tai có thể rõ ràng, âm ỉ khó chịu, ảnh hưởng đến thính giác nếu không điều trị kịp thời. [TÌM HIỂU NGAY] Vì sao lại bị đau tai? hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu rõ tình trạng của bản thân hơn.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐAU TAI

Bệnh đau tai là gì?

Tai là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, giúp chúng ta cảm nhận được âm thanh rõ ràng. Nguyên nhân gây đau tai có thể đến từ bệnh lý tai hoặc bệnh lý không từ tai.

Đau tai ám chỉ các cơn đau ở tai, có thể đau một bên hoặc đau cả 2 bên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến hơn ở trẻ em. Theo thống kê cho thấy, cứ 4 trẻ thì khoảng 3 trẻ bị đau tai do nhiễm trùng tai - do dịch tích tụ tai giữa gây viêm.

Đau tai: triệu chứng và dấu hiệu đi kèm

+ Chảy máu tai.

+ Chảy dịch hoặc mủ.

+ Ho kèm theo sốt, nhức đầu, thậm chí đến nhức cả mặt.

+ Khó ngủ hoặc khó chịu (ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi).

+ Chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng.

+ Cảm giác đầy trong tai, suy giảm thính lực.

+ Ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng

+ Đau nhức cơ thể nhẹ

+ Buồn nôn hoặc nôn mửa

+ Đỏ hoặc sưng tai ngoài

+ Tai có tiếng chuông hay ù

+ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

+ Da tai ngoài có vảy hoặc bong tróc.

+ Hắt xì, viêm họng.

+ Chảy nước mắt hoặc ngứa.

Triệu chứng của bệnh đau tai

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA TRIỆU CHỨNG ĐAU TAI?

Nguyên nhân bệnh lý từ tai

Nhiễm trùng tai

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau tai. Vị trí nhiễm trùng có thể ở tai trong, tai giữa hoặc tai ngoài.

+ Nhiễm trùng tai ngoài: do bơi lội, đeo máy trợ thính nhiều hoặc sai cách, đeo tai nghe nhiều gây xước trong ống tai.

+ Nhiễm trùng tai giữa: có thể do lây từ nhiễm trùng đường hô hấp.

+ Nhiễm trùng tai trong: phổ biến nhất là viêm mê nhĩ (Labyrinthitis) - do virus ở hô hấp lây nhiễm.

Đột ngột thay đổi áp suất không khí

Nhiều người bị đau tai và giảm thính lực nhẹ do thay đổi áp suất không khí đột ngột, chẳng hạn như đi máy bay hoặc thang máy. Khi áp suất không khí ổn định thì chứng đau tai giảm dừng và hết hẳn.

Loại đau tai này là tạm thời và hiếm khi dẫn đến các vấn đề thính giác kéo dài.

Ráy tai nhiều quá mức

Tai tích tụ ráy tai nhiều sẽ gây bít không khí đến màng nhĩ, dần đến đau tai. Người bị đau vì nguyên nhân này có thể làm sạch ráy tai bằng tăm bông hoặc bộ dụng cụ móc ráy. Nếu ráy tai nhiều và nằm gần màng nhĩ thì cần tìm đến chuyên gia chuyên khoa để trực tiếp lấy ra, không bị ảnh hưởng đến niêm mạc tai.

Bị thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là màng ngăn cách giữa tai trong và ngoài. Những người bị đau tai dữ dội kèm theo dịch trong suốt hoặc có máu từ tai có thể bị thủng màng nhĩ.

Nguyên nhân: có thể do chấn thương ở vùng đầu và cổ, thay đổi áp suất nhanh và lớn giữa trong và ngoài tai (như lặn biển), nhiễm trùng tai trong và tiếng ồn lớn.

Thủng màng nhĩ có thể rất đau và dẫn đến mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều may mắn là màng nhĩ thường tự lành.

Nguyên nhân bệnh lý không phải từ tai

Theo thống kê, ít nhất 40% bệnh nhân đến khám tai mũi họng với triệu chứng đau tai gây ra do những bệnh lý không phải do tai.

Nguyên nhân là vì cảm giác đau được chuyển đến tai bởi một số dây thần kinh đi vào tai từ những vùng có bệnh lý ở đầu cổ. Tình trạng đau tai là hệ quả dẫn truyền xung thần kinh từ vùng đau khác gây nên.

Những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau tai không do tai là:

+ Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

+ Viêm amiđan

+ Rối loạn chức năng vòi

+ Những vấn đề họng (nhiễm trùng hoặc u)

+ Bệnh lý cột sống cổ.

+ Viêm xoang.

+ Viêm họng do liên cầu khuẩn.

+ Răng bị nhiễm trùng.

+ Đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh mặt mãn tính).

Nguyên nhân gây ra bệnh đau tai

Để giúp chuyên gia chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau tai, người bệnh cần trả lời chính xác những câu hỏi sau với chuyên gia:

+ Có các bệnh nền về răng không? Đã điều trị dứt điểm hay chưa?

+ Đau tai bắt đầu từ khi nào?

+ Cơn đau thường kéo dài bao lâu (liên tục hay từng đợt...)? Trong điều kiện bình thường thì bị đau hay sao?

+ Chính xác vị trí đau xung quanh (sau, trước, dưới) hay sâu trong tai?

+ Có xảy ra tai nạn hay chấn thương trước khi cơn đau tai bắt đầu không?

Lời khuyên:

Người bệnh cần được thực hiện:

+ Khám lâm sàng: quan sát vòm họng, khoang miệng, amidan, vùng đau cổ,...

+ Phương pháp nội soi ống mềm để thăm khám kỹ hơn vùng hốc mũi, vòm, khoang miệng, họng và thanh quản,.. những nơi không thể nhìn trực tiếp được.

+ Chụp CT và MRI là các xét nghiệm hình ảnh học có thể được đề xuất.

TÓM TẮT VỊ TRÍ ĐAU TAI

Dây thần kinh Vị trí cảm giác đau Chẩn đoán
Thần kinh tủy sống 2 - 4 Xương chũm Thoát vị đĩa đệm cột sống, chấn thương cổ, viêm gân cơ ức đòn chũm.
Thần kinh sọ số 7 Sau tai Đau hạch gối, u gốc cầu tiểu não.
Thần kinh sọ số 5 Trước tai Khớp thái dương hàm, nhiễm trùng tuyến mang tai
Thần kinh sọ số 9 (Jacobson) Sâu trong tai Viêm amidan, viêm xoang, u vùng họng, rối loạn chức năng vòi nhĩ
Thần kinh sọ số 10 (Ar-nold) Ống tai ngoài Trào ngược, u vùng họng, viêm amidan lưỡi.

Chú ý:

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chẩn đoán ban đầu. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp hình theo chỉ định của chuyên gia chuyên khoa để biết chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân.

[TÌM HIỂU NGAY] Vì sao lại bị đau tai?, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu hi vọng sẽ giúp người bệnh có góc nhìn y học tốt hơn về bệnh này. Cách an toàn nhất, tốt nhất vẫn nên là trực tiếp đến thăm khám để được chuyên gia tư vấn. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá. Chăm sóc sức khỏe của bạn là niềm vinh dự của chúng tôi.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342