Vì sao phải mổ rò luân nhĩ?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Rõ luân nhĩ là hiện tượng xuất hiện 1 lỗ rò ở bề mặt da, thông đến chân sụn vành tai. Thông thường xuất hiện ở trẻ em do bẩm sinh. Nhiều trường hợp cần tiến hành mổ để tránh viêm nhiễm. Vì sao phải mổ rò luân nhĩ? sẽ giải thích rõ tình trạng cụ thể nào cần phải phẫu thuật nhá!

THÔNG TIN Y HỌC VỀ BỆNH RÒ LUÂN NHĨ

Thế nào là bệnh rò luân nhĩ?

Đây là dị tật bẩm sinh ở trẻ, thường được phát hiện ở tuần thứ 6 thai kì. Nguyên nhân bệnh là do mất cân bằng cơ chế sinh học trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện não bộ ở bào thai. Cụ thể là do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang I và cung mang II, để hoàn thiện cấu tạo ống tai ngoài.

Rõ luân nhĩ là lỗ rò nhỏ, xuất hiện ở khu vực trước vành tai, và đi sâu vào màng sụn. Có kích thước bằng đầu tăm. Trong lòng ống rò có lót biểu mô có khả năng tiết chế dịch. Vì vậy, nếu không được chăm sóc kĩ, bệnh có thể gây viêm nhiễm ống tai ngoài.

Lỗ rò có thể phát hiện, quan sát thấy được ở một bên hoặc cả hai bên tai của trẻ nhỏ.

Bệnh lỗ rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh rõ luân nhĩ kết hợp với các dị tật khác, có thể tạo thành các biến chứng dẫn đến các bệnh như Hội chứng khe mang - tai - thận (Branchial-Ôtô-Renal), Hội chứng Teo nửa mặt (Hemifacialmicrosomia),...

Hiện nay ở Việt Nam, bệnh này thường không được quan tâm, nên nhiều khi bệnh không được vệ sinh đúng cách, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các hiện tượng viêm nhiễm có thể xảy ra như ngứa, tiết ra chất bã đậu...

Thế nào là bệnh rõ luân nhĩ? Vì sao phải mổ?

Lưu ý:

+ Thông thường, bệnh rò luân nhĩ hầu như không ảnh hưởng đến khả năng thính lực ở trẻ.

+ Theo nghiên cứu, nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam. Tuy nhiên, giới tính không tác động đến nguy cơ mắc bệnh này.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh rò luân nhĩ

Ở trạng thái bình thường, bệnh hầu như không có tác động gì đến cơ thể. Nên người bệnh không cần phải mổ rò luân nhĩ. Tuy nhiên, nếu để lỗ rò bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

+ Bị sốt, đau rát ở khu vực xung quanh ngoài tai.

+ Chỗ miệng ống rò có thể chảy dịch hôi.

+ Khi bị viêm nhiễm sẽ bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, hôi.

+ Chỗ rò phình ra một nang.

+ Nang này bị bội nhiễm sẽ tạo ra áp-xe rò luân nhĩ.

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN MỔ RÒ LUÂN NHĨ?

Phát sinh bit tắc ở lỗ rò hoặc mất thẩm mĩ

Nếu dị tật không bị viêm nhiễm, áp xe, hay dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì trẻ hoàn toàn có thể yên tâm chung sống với dị tật này mà không cần tiến hành phẫu thuật. Nhưng khi đường rò gây bít tắc, sưng viêm... thì cần được phẫu thuật, để tránh ảnh hưởng đến thính giác cũng như thẩm mỹ của trẻ.

Phát sinh apxe, viêm nhiễm ở lỗ rò

Trước khi phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ phải được điều trị quá trình viêm và áp-xe, chuyên gia sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Sau khi hết viêm nhiễm, sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy trọn đường rò bị nhiễm trùng cho trẻ. Với sự tiến bộ của y học, phẫu thuật rò luân nhĩ hiện nay khá đơn giản, vì đường rò nằm dưới da. Bệnh nhân trên 15 tuổi, phẫu thuật chỉ cần gây tê. Các bé nhỏ tuổi không hợp tác được thì buộc phải gây mê. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Đặc biệt, đối với trường hợp đường rò bị áp xe, trẻ sẽ được điều trị qua hai giai đoạn. Trước tiên, cần làm sạch mủ ở ổ áp xe trước bằng cách rạch thoát mủ và điều trị kết hợp với kháng sinh. Sau cùng, phẫu thuật loại bỏ toàn bộ đường rò.

MỔ RÒ LUÂN NHĨ: CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI HẬU PHẪU

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh

+ Thay băng 2 ngày một lần.

+ Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của chuyên gia từ 5 đến 7 ngày.

Các tai biến có thể gặp sau hậu phẫu

+ Viêm tấy bục đường khâu.

+ Viêm sụn vành tai.

+ Nếu lấy không hết chân đường rò, rò và viêm nhiễm sẽ tái phát, phải phẫu thuật lại để lấy hết chân đường rò.

Lưu ý:

+ Khi phát hiện bất kì biến chứng nào bất thường, hãy liên hệ chuyên gia ngay để được can thiệp kịp thời.

Cách chăm sóc và theo dõi sau khi mổ rò luân nhĩ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH MỔ RÒ LUÂN NHĨ

Rò luân nhĩ ở trẻ em là dị tật bẩm sinh nên công tác phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò của trẻ. Theo đó, nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp-xe, trẻ có thể sống chung với dị tật này mà không cần phẫu thuật. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa sự viêm nhiễm là rất quan trọng, cụ thể như sau:

+ Vệ sinh vùng rò luân nhĩ cho trẻ hàng ngày

+ Không được bóp nặn vào lỗ rò của trẻ và không dùng tăm bông đưa sâu vào đường rò.

+ Khi có dịch nhầy tiết ra bên ngoài lỗ rò, chỉ được dùng bông thấm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng vệ sinh

+ Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ ở nhà khi lỗ rò đã bị viêm.

+ Khi có dấu hiệu viêm, hãy đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa Tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm lỗ rò. Nếu cần thiết, chuyên gia có thể chỉ định mổ sớm để giữ thẩm mỹ và bảo toàn sức khỏe thính lực về sau cho trẻ.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên khoa tai mũi họng, đã tổng hợp thông tin về mổ rò luân nhĩ, nhằm giúp người bệnh tham khảo tốt hơn. Chuyên gia chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342