Viêm amidan có lây nhiễm không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Tình trạng bị viêm amidan ở họng trở nên vô cùng quen thuộc. Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị mắc bệnh này. Đặc biệt, bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em. Viêm amidan có lây nhiễm không?. Bậc cha mẹ vô cùng quan tâm. Khi nhà có 2 đứa thì đứa bệnh có lây cho đứa còn lại không? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời nhá!

ĐÔI NÉT THÔNG TIN VỀ VIÊM AMIDAN Ở TRẺ EM

Viêm amidan là bị viêm như thế nào?

Ở họng, có bộ phận gọi là Amidan. Cụ thể, đó là 2 hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Chức năng là giúp kháng khuẩn, chống lại sự tấn công của vi trùng, virus vào cổ họng. Khi Amidan bị viêm, chứng tỏ sức kháng cự của bộ phận này bị suy yếu, hoặc tác nhân tấn công quá mạnh.

Viêm Amidan là bệnh tai mũi họng vô cùng phổ biến, rất dễ gặp ở đối tượng trẻ em đang tuổi đi học tiểu học. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, quá trình viêm nhiễm có thể biến chứng thành viêm khớp cấp, thậm chí viêm cầu thận và rối loạn nhịp hô hấp khi ngủ ở trẻ. Nguy hiểm hơn là tình trạng apxe quanh vùng amidan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến họng, thanh quản và khí quản.

Tính tái phát của bệnh cao. Một năm bệnh có thể quay lại nhiều lần. Người bệnh không được chủ quan với bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh

Theo y học hiện nay, nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em gồm nhiều yếu tố. Có thể kể đến gồm:

Thông tin đôi nét về viêm amidan ở trẻ em

Do sự tấn công của virus, vi khuẩn

Nguyên nhân sâu xa là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Dẫn đến có virus, vi khuẩn trong vòm miệng.

Hoặc có thể trẻ bị sâu răng, viêm lợi... khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong vòm miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng amidan gây nhiễm trùng.

Do mắc một số bệnh về đường hô hấp

Một số bệnh lý về đường hô hấp có thể dẫn đến viêm amidan như: cúm, viêm họng kéo dài, liên tụ cầu...

Do môi trường sống bị ô nhiễm

Điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, không sạch sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn, virus gây bệnh viêm amidan

Do sức đề kháng yếu

Đối với trẻ có cơ địa yếu, sức đề kháng không đủ để chống lại tác nhân gây bệnh. rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

VIÊM AMIDAN CÓ LÂY KHÔNG? LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH?

Viêm amidan có lây nhiễm ở trẻ em không?

Trên thực tế, bệnh tai mũi họng rất dễ lây cho người thân và những người xung quanh thường xuyên tiếp xúc. Đây là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ cho con cái bị viêm amidan.

Theo phân tích, các nguyên nhân gây ra chứng viêm amidan đều không có khả năng lây nhiễm xung quanh. Vì vậy, dù là bệnh về họng, nhưng viêm amidan hoàn toàn không có tính lây nhiễm từ người sang người. Nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng: dù không lây, nhưng phải hết sức chú ý bảo vệ trẻ bị viêm.

Chức năng của amidan giúp kháng khuẩn, tránh để virus tấn công vào vòm họng. Khi người bệnh không vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau bữa ăn. Đây sẽ trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Các biến chứng nguy hiểm của viêm amidan gồm: hôi miệng, xuất hiện ổ mủ trắng trong cổ họng, hoặc lấm tấm mủ xanh do viêm nhiễm nặng,...

Bệnh không có tính lây giữa người với người nhưng có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần là do tác động của một loại gen trội. Có tới hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền này và gần 40% các trường hợp còn lại mắc viêm amidan do các yếu tố từ môi trường bên ngoài.

Viêm amidan có lây không?

Biện pháp phòng tránh bệnh như thế nào hiệu quả?

Biện pháp phòng tránh phụ thuộc nhiều vào tác nhân gây nên sự tấn công của vi khuẩn vào họng, cụ thể:

Dùng thuốc điều trị

+ Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh. Chú ý uống đúng liều và đủ liều, không tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy bệnh đã đỡ vì có thể dẫn đến kháng thuốc sau này.

+ Trường hợp viêm amidan do virus thì không dùng kháng sinh.

+ Trường hợp viêm amidan nặng dẫn đến biến chứng thì có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh

+ Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đặc biệt sau mỗi bữa ăn vì lúc này, vi khuẩn từ thức ăn sẽ tấn công niêm mạc cổ họng và khoang miệng. Nên đánh răng hoặc dùng kẹo xylitol để vệ sinh răng miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại tấn công men răng.

+ Thường xuyên súc miệng mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy. Làm cách này, tình trạng viêm amidan sẽ dần thuyên giảm.

+ Trong thời gian chữa trị, không nên ăn đồ ăn quá nóng, cay, không ăn thực phẩm đông lạnh, đồ hộp.

+ Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

+ Cha mẹ luôn theo dõi trạng thái cơ thể của trẻ. Nếu thấy bất thường thì cần đi khám ngay.

+ Cần tái khám định kỳ để chắc chắn đảm bảo sức khỏe của bản thân.

+ Kết hợp sử dụng thuốc với nghỉ ngơi nhiều, uống nước ấm, vệ sinh miệng và họng bằng nước muối ấm, hạn chế uống các đồ uống có đường...

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tổng hợp và giải đáp cho bậc cha mẹ về Viêm amidan có lây nhiễm không?. Trẻ em khi bệnh thì người lo nhất luôn là cha mẹ. Để đảm bảo sức khỏe con cái tốt nhất, hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342