Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

   Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mãn tính gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Bệnh lý này thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.

Viêm amidan hốc mủ là gì? Triệu chứng của bệnh

  Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần, làm hình thành mủ trắng xung Amidan, và vòm họng hoặc gây mủ tại hốc Amidan. Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ:

  Đau họng, rát họng;

  ► Ho khan, ho có đờm;

  ► Khàn tiếng, mất tiếng;

  ► Có thể sốt hoặc không;

  ► Có đờm vướng ở cổ họng, khó nuốt;

  ► Thỉnh thoảng khi ho, hắt hơi sẽ thấy những hạt lấm tấm màu trắng, có mùi hôi.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ

  Viêm amidan hốc mủ thường là biến chứng tình trạng viêm nhiễm amidan cấp tính nhưng không được điều trị hay điều trị không đúng phương pháp. Ngoài ra, một số yếu tố khách quan cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân viêm amidan hốc mủ

  Cụ thể, các tác nhân có thể dẫn đến amidan hốc mủ bao gồm:

   Cấu trúc amidan: Amidan được cấu tạo bởi nhiều hốc và nằm tại vị trí tiếp xúc với thức ăn, không khí và những chất khác. Do đó, Amidan rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hình thành viêm và các ổ mủ, áp xe.

  ➥ Vệ sinh răng miệng kém: Trường hợp không làm vệ sinh răng miệng hay thực hiện không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh tấn công amidan và gây bệnh.

  ➥ Mắc các bệnh tai mũi họng: Bởi đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, nối thông với nhau qua các lỗ xoang. Vì vậy, nếu vi khuẩn tấn công một trong ba bộ phận này, nếu không điều trị kịp lúc có thể gây lây lan và dẫn đến bệnh cho hai cơ quan còn lại.

  ➥ Môi trường sống không đảm bảo: Khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn và khói thuốc,… đều có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp nghiêm trọng, gây viêm amidan hốc mủ.

  ➥ Ảnh hưởng của thời tiết: thời tiết thay đổi, chuyển mùa khiến cơ thể kém thích nghi, bị tác động, dẫn đến những tổn thương amidan.

  Bên cạnh đó, amidan hốc mủ cũng có thể xuất phát từ các tác nhân không phổ biến khác như thói quen ăn uống thức ăn lạnh, nghiện rượu bia, thuốc lá, thích thức ăn cay nóng,…

Biến chứng của viêm amidan hốc mủ

  Amidan hốc mủ là bệnh không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục nếu có chế độ chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, những tổn thương ở amidan hốc mủ, đặc biệt là ở trẻ em đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:

  Biến chứng tại chỗ: khó nuốt, đau khi nuốt, một số trường hợp gặp khó khăn khi nói chuyện.

  ✎ Biến chứng kế cận: viêm nhiễm có thể lây lan sang khu vực khác như miệng, họng dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa và cả ung thư vòm họng.

  ✎ Biến chứng toàn thân: trường hợp biến chứng nghiêm trọng, viêm amidan hốc mủ có thể gây ra viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, viêm khớp, phù nề tay chân. Đôi khi amidan bị sưng to gây chèn ép hệ thống hô hấp, tạo áp lực cho phổi, khiến người bệnh khó thở, thậm chí gây ra chứng ngưng thở.

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Viêm amidan hốc mủ dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan hốc mủ

  Người bị viêm amidan hốc mủ cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn cần chú ý:

  Đeo khẩu trang khi cần ra ngoài có thể hạn chế và phòng ngừa tình trạng viêm amidan hốc mủ

  ✔ Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng, làm sạch vòm họng ngày hai lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể súc miệng với nước muối ấm để cải thiện các dấu hiệu amidan hốc mủ và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.

  ✔ Ăn thức ăn mềm trong thời gian trị bệnh. Không nên ăn các thức ăn thô, cứng sẽ làm tổn thương amidan và xuất huyết ở họng.

  ✔ Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

  ✔ Uống nhiều nước và không nên uống nước đá, nên uống nước ấm, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.

  ✔ Hạn chế không nói to, không la hét sẽ có thể gây tổn thương amidan, thanh quản và làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về họng.

  ✔ Thường xuyên tập luyện sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng.

   Sử dụng khẩu trang khi cần đi ra ngoài. Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất thì nên sử dụng quần áo bảo hộ, lưu ý che chắn mũi, miệng cẩn thận.

  ✔ Đi thăm khám ở các cơ sở chuyên khoa khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Điều trị tuân thủ theo phác đồ của từ chuyên gia chuyên khoa.

  Qua những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đọc cũng đã biết được Viêm amidan hốc mủ có nguyên nhân, biến chứng cũng như cách phòng tránh như thế nào.

       Nếu bạn đang tìm địa chỉ chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu ở số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất

       Hoặc nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc cần được hỗ trợ thì có thể liên hệ BẢNG CHAT dưới đây hoặc gọi vào số Hotline 028 3923 9999  để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342