Viêm cuống họng thực chất là bệnh gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm cuống họng, theo thống kê chiếm 10 - 20% các trường hợp bệnh nhân bị viêm họng. Vậy Viêm cuống họng thực chất là bệnh gì? Tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho tình trạng bệnh lý này nhá.

VIÊM CUỐNG HỌNG LÀ BỆNH GÌ?

Vị trí cuống họng

+ Theo Wikimedia, cuống họng được định nghĩa là phần đầu của khí quản, nằm ở phía bên trong cổ. Bộ phận này có hình dạng như cái cuống nên được gọi là cuống họng.

+ Theo giải phẫu học, phần có hình cuống nằm ở họng, thực chất là thực quản ở trạng thái không nuốt thức ăn, thức uống. Thực quản có chiều dài khoảng 25 - 30 cm, có hình ống khi nuốt để đưa thức ăn xuống thẳng dạ dày. Bề ngang có hình dẹt, vì các thành áp sát vào nhau.

=> Vì vậy, viêm cuống họng chính là viêm thực quản. Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động, chủ yếu là đến từ hệ tiêu hóa.

Phân loại nguyên nhân gây viêm cuống họng

Khi cuống họng xảy ra tổn thương, các niêm mạc bị viêm nhiễm do hiện tượng trào ngược dịch acid từ dạ dày. Mức độ viêm nhiễm tùy thuộc vào cơ địa, tần suất, thời gian tiếp xúc giữa niêm mạc với  axit HCl, dịch mật từ dạ dày trào ngược lên.

Có 4 loại nguyên nhân gây viêm cuống họng - viêm thực quản gồm:

Viêm cuống họng thực chất là bệnh gì?

Viêm thực quản trào ngược acid

+ Đây là nguyên nhân trực tiếp, do các chất trong dạ dày thường xuyên bị trào ngược.

+ Dựa vào các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, có thể khẳng định bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày.

Viêm thực quản do dị ứng thức ăn

+ Do cơ thể có phản ứng với các thức ăn cụ thể như trứng, lúa mì, đậu phộng, lúa mạch, sữa hoặc thịt bò, hoặc thậm chí là phấn hoa.

+ Khi đó, một trong các bộ phận xảy ra kích ứng là dạ dày. Gây ra tình trạng dịch bị trào ngược sau khi ăn hoặc ngửi thấy.

Viêm thực quản do uống thuốc điều trị

+ Do các hoạt chất trong thuốc khiến niêm mạc thực quản bị phá hủy theo thời gian. Quá trình tích lũy này diễn ra là do người bệnh không có thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng.

+ Các loại thuốc có khả năng gây nên tổn thương ở niêm mạc cuống họng gồm: thuốc kháng sinh, điều trị tim mạch, thuốc giảm đau, và thuốc xương khớp.

Viêm thực quản do nhiễm trùng

+ Đây là trường hợp đặc biệt, cuống họng bị nhiễm trùng không đến từ các yếu tố có thể dễ dàng quan sát, hay phát hiện ra. Mà đây là hệ quả của việc suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến thực quản yếu đi, dễ bị vi trùng tấn công.

+ Các bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như ung thư vòm họng, hoặc HIV / AIDS.

DẤU HIỆU BỆNH VIÊM CUỐNG HỌNG

Về dấu hiệu, biểu hiện của bệnh rất giống với bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý các đặc điểm khác biệt sau:

Đau tức ngực

+ Xuất hiện các cơn đau quanh khu vực thượng vị, giữa vùng ức gây khó chịu sau các bữa ăn.

Ợ hơi, ợ chua, dễ tiết nước bọt

+ Dịch dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, gây dấu hiệu buồn nôn.

+ Cơ chế trung hòa lượng acid ở thực quản khiến cơ thể chủ động tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường.

Đau họng, khàn tiếng

+ Viêm thực quản trào ngược độ A khiến dây thanh quản bị tác động dẫn đến viêm sưng và đau họng, khàn tiếng.

Khó nuốt, đắng miệng, mất vị

+ Viêm thực quản khiến cho niêm mạc bị phù nề tổn thương gây cảm giác khó nuốt, đắng miệng khi ăn.

Các dấu hiệu nhận biết của viêm cuống họng

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY

Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng cụ thể mà phương pháp điều trị khác nhau, sao cho phù hợp với cơ địa bệnh nhân. Các loại thuốc được kê đơn trong trị viêm cuống họng gồm: thuốc kháng nấm, giảm đau, thuốc kháng virus, ức chế dịch vị dạ dày.

Trường hợp do dị ứng thức ăn

+ Cần theo dõi và xác định cụ thể loại thực phẩm nào và hạn chế ăn.

+ Trường hợp không xác định được, chủ động hạn chế ăn cay, thức ăn cứng, khó tiêu hoặc có tính chua.

+ Hạn chế rượu bia, thuốc lá vì dễ gây thêm kích ứng viêm, tác động hệ miễn dịch.

Trường hợp do thuốc điều trị

+ Bổ sung nhiều nước vào cơ thể, hoặc đề xuất chuyên gia cho thuốc dạng lỏng để giảm tác động từ hoạt chất trong thuốc.

+ Sau 30 phút kể từ khi uống thuốc viên, người bệnh không nên nằm xuống, sẽ gây trào ngược.

Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã giải đáp thực chất viêm cuống họng là bệnh gì. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa người bệnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342