Viêm phế quản cấp có biến chứng nguy hiểm không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở khoa hô hấp. Bệnh thường có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và gần như không để lại di chứng gì. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp biến chứng. Viêm phế quản cấp có biến chứng nguy hiểm không? sẽ phân tích cụ thể cho người đọc nhá!

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

Viêm phế quản cấp là gì?

Giải thích tên gọi viêm phế quản cấp

Theo nghĩa Hán Việt, phế nghĩa là chỉ lá phổi ở người. Và quản nghĩa là ống dài. Như vậy, phế quản là chỉ hệ thống các ống dẫn khí vào phổi từ mũi. Còn viêm là tình trạng viêm nhiễm do sự tấn công của các tác nhân bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể. Cấp là cấp tính, nghĩa là chỉ mang tính chất nhất thời.

Như vậy, viêm phế quản cấp là tình trạng các ống dẫn khí vào trong phổi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, do tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công, trong thời gian ngắn

Giải thích bệnh lý về mặt y học

Hệ thống phế quản chia ra nhiều hướng, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ, giúp dẫn khí vào từng tế bào phổi. Trong đó, có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và phế quản gốc trái.

Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm...

Đôi nét cần biết về bệnh viêm phế quản cấp

Người bệnh cũng cần lưu ý, có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình. Rất dễ chẩn đoán nhầm sang viêm phổi, ổ mủ trong phổi, hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi.

Với một số người bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nguyên nhân do đâu lại bị viêm?

+ Virus: có thể kể đến virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp, hay dịch SARS và một số chủng herpes virus. Đây là nguyên nhân chính và phổ biến, gây viêm phế quản cấp.

+ Vi khuẩn: Là nguyên nhân ít gặp hơn so với virus. Thường gặp nhất như Mycoplasma và Chlamydia, hay phế cầu, Hemophillus influenza.

+ Sức đề kháng kém: thường gặp ở người lớn tuổi, trẻ em dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ.

+ Trào ngược dạ dày: các đợt ợ nóng từ dạ dày trở nên nghiêm trọng có thể gây kích thích vùng cổ họng nóng rát, dễ gây viêm phế quản cấp.

+ Khói thuốc lá: đặc biệt là chất nicotin có trong khói thuốc chính là nguyên nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nghiêm trọng.

+ Tiếp xúc với hóa chất: khi điều kiện làm việc xung quanh thường xuyên tiếp xúc với một số chất gây kích ứng phổi như các loại hạt hay vải dệt, hoặc đang tiếp xúc với hơi hóa chất ( amoniac, clo...).

+ Thời tiết: sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp dẫn tới viêm, sưng.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm phế quản cấp

+ Ho: xuất hiện thường xuyên khi có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi. Theo kinh nghiệm của các nhà lâm sàng, họ có thể nghe tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp.

+ Sốt: có thể sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.

+ Viêm long hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.

+ Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virut.

+ Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp vì thành phế quản bị phù nề, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản. Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng.

+ Các triệu chứng khác: Thở nhanh - khó thở ít gặp đối với viêm phế quản cấp. Nếu có thở nhanh - khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như: Viêm phổi, hen, dị vật đường thở.

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

Viêm nặng thành Viêm phế quản mãn tính

Bệnh có thể dễ dàng phát triển thành viêm phế quản mãn tính nếu lơ là điều trị. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp.

Đối tượng có nguy cơ cao

+ Đó là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Do sức đề kháng của 2 đối tượng này chưa hoàn thiện, hay đã yếu theo thời gian.

+ Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mãn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển hệ hô hấp của trẻ.

Biến chứng thành bệnh lý viêm phổi

Nếu bệnh nhân không cố gắng trong việc chữa trị, thì viêm phế quản cấp cũng dễ dàng chuyển biến thành viêm phổi. Nguyên nhân là do các khối viêm nhiễm ở ống phế quản rất dễ lây lan sang phổi trong quá trình đưa khí.

Theo thời gian, không chỉ hệ thống phế quản bị suy yếu mà phổi cũng bị suy giảm chức năng trao đổi và lọc khí. Người bệnh sẽ bị suy giảm khả năng hô hấp so với thông thường.

Tiến triển nặng gây áp xe phổi

Áp xe phổi có thể hiểu đơn giản là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Nếu tình trạng trở nặng hơn, sẽ xảy ra hiện tượng hoại tử trong phổi, vô cùng nguy hiểm.

Chú ý:

+ Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phế quản cấp. Vì áp xe phổi (hay nhiễm trùng phổi) có khả năng gây tử vong ở người bệnh.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ LỜI KHUYÊN PHÒNG BỆNH TỪ CHUYÊN GIA

Phương pháp điều trị thực tế hiện nay

Hơn 90% viêm phế quản cấp là do virus. VÌ vậy, viêm phế quản cấp hầu như không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không đơn thuần là viêm do vi virus gây ra, thì buộc chuyên gia phải áp dụng kháng sinh vào điều trị.

Cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp thực tế hiện nay

Liệu pháp kháng sinh

Các trường hợp áp dụng gồm:

+ Viêm phế quản cấp do vi khuẩn gây ra.

+ Các triệu chứng đi kèm như: tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ.

+ Có bệnh nền đi kèm như bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch

Hướng dẫn phòng bệnh viêm phế quản cấp hiệu quả

+ Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dùng khăn che miệng khi ho.

+ Vệ sinh các bề mặt bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, áo quần.

+ Uống thật nhiều nước, giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

+ Bổ sung vi chất: chú ý với kẽm và vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của chuyên gia.

+ Tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.

Viêm phế quản cấp tuy là bệnh thường gặp. Nếu người bệnh chủ quan thì rất dễ biến chứng nguy hiểm. Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, luôn sẵn sàng giải đáp cùng người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342