Viêm tai giữa cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Sự gia tăng ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với việc tăng cao nguy cơ mắc các bệnh tai mũi họng, đặc biệt là viêm tai giữa cấp tính, đối với cả trẻ em và người lớn. Để giúp bạn nhận biết và điều trị kịp thời, bài viết: Viêm tai giữa cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ cung cấp thông tin và tư vấn về bệnh viêm tai giữa cấp tính. Hãy cùng khám phá!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng khởi phát đột ngột, gây đau tai do viêm và nhiễm trùng vùng tai giữa, nằm phía sau màng nhĩ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành viêm tai giữa có mủ, dẫn đến chảy mủ và mất thính lực.

♦ Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, và cúm. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng đáng tiếc.

♦ Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn: Mặc dù viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người lớn vẫn có thể mắc phải. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi có biểu hiện bệnh, người bệnh cần đi khám chuyên gia để được điều trị kịp thời.

♦ Viêm tai giữa cấp tính có mủ: Viêm tai giữa cấp tính có mủ thường xuất hiện sau các bệnh như cúm, sởi, viêm xoang, u vòng họng, viêm nhiễm cấp tính ở họng, hoặc do chấn thương làm thủng màng nhĩ. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến điếc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mũi, họng, gây khó khăn trong việc điều trị lâu dài.

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa cấp tính

♦ Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cảm lạnh, cúm, sởi, và các bệnh nhiễm trùng khác có thể lan tới tai giữa và gây viêm.

♦ Vi khuẩn và virus: Các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, và Moraxella catarrhalis thường là nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính.

♦ Dị ứng: Dị ứng có thể gây ra sự tắc nghẽn và viêm trong đường hô hấp và tai giữa.

♦ Nhiễm trùng tai trước đó: Viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng tai khác không được điều trị dứt điểm.

♦ Chấn thương: Chấn thương tai hoặc sự thay đổi áp suất đột ngột, như khi bay hoặc lặn, có thể dẫn đến viêm tai giữa.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa cấp tính

Các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính xuất hiện khi mắc bệnh viêm tai giữa:

♦ Trẻ em: trẻ em thường hay khóc, mất ngủ, sốt, bứt rứt, khó chịu ở tai, có dịch chảy mủ ở tai, mất cân bằng và mất thính lực, rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường kêu đau, dụi tai, quấy khóc  và bỏ ăn.

♦ Người lớn: Khi mắc bệnh biểu hiện thường gặp là sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Thường xuyên xuất hiện đau đầu, mất ngủ, chảy dịch lỗ tai, giảm thính lực, ù tai

Khi có các biểu hiện, người bệnh cần đi gặp chuyên gia để khám và điều trị. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến điếc, hòng tai, khó khăn cho việc điều trị.

CHẨN ĐOÁN VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

Chẩn đoán xác định

- Nội soi tai: Đánh giá màng nhĩ để phát hiện các dấu hiệu như sưng đỏ, căng phồng, hoặc có mủ.

- Thính lực đồ: Đo độ thính lực để xác nhận mức độ giảm nghe.

- X-quang (tư thế Schuller): Sử dụng để phân biệt và chẩn đoán chính xác hơn.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm tai giữa cấp thường được phân biệt với các bệnh viêm tai khác như:

- Viêm màng nhĩ đơn thuần: Bệnh nhân vẫn nghe tốt, chỉ có biểu hiện màng nhĩ sưng đỏ.

- Nhọt ống tai ngoài: Viêm dịch ống tai ngoài do nhiễm trùng.

- Viêm ống tai ngoài đơn thuần: Viêm mủ của ống tai ngoài mà không lan sang tai giữa.

- Viêm tai giữa mạn tính: Bệnh nhân có tiền sử bệnh, thường gặp đau, chảy mủ, và có nguy cơ tái phát cao.

Các phương pháp này giúp chuyên gia chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

 

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cung cấp tư vấn và phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp tính bao gồm hai phương thức chính:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị viêm tai giữa cấp tính thông qua sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến và hiệu quả. Chuyên khoa sẽ kê đơn các loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi, và có thể bao gồm cả thuốc nhỏ tai. Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Đối với trường hợp màng nhĩ bị thủng, bệnh nhân sẽ được khuyến khích kết hợp sử dụng thuốc nhỏ tai với vệ sinh tai, bao gồm làm sạch mủ bằng nước muối và dung dịch sát trùng để ngăn ngừa tắc nghẽn ống tai.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nhiễm trùng lan rộng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể cần đến phẫu thuật. Các thủ thuật phẫu thuật có thể bao gồm nạo VA, cắt bỏ amidan, hoặc đặt ống thông khí tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Quyết định về phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ dựa trên đánh giá kỹ lưỡng của chuyên gia chuyên khoa.

Quan trọng nhất khi phát hiện dấu hiệu viêm tai giữa cấp tính là nhanh chóng đến các chuyên khoa uy tín như khoa Tai mũi họng tại Phòng khám. Đây là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia giỏi, giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Thông tin trên đây là những gợi ý từ Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu về viêm tai giữa cấp tính, hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết và chữa trị bệnh kịp thời. Nếu cần hỗ trợ tư vấn trực tuyến, hãy nhấp vào ô chat ngay dưới đây để được hỗ trợ tận tình từ tư vấn viên!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

 

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342