Viêm xoang mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách phòng tránh

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Xoang mũi tên gọi chung cả 4 xoang. Tình trạng viêm nhiễm xoang mũi ở trẻ em đang ngày càng phổ biến. Biến chứng bệnh khi trẻ lớn lên cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Viêm xoang mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách phòng tránh sẽ phân tích cụ thể hơn cho cha mẹ nắm.

VIÊM XOANG MŨI Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đôi nét về bệnh lý viêm nhiễm xoang mũi ở trẻ

Trên thực tế đã phát hiện nhiều trường hợp viêm xoang ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng niêm mạc các xoang cạnh mũi bị tổn thương do tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, khói bụi, hóa chất, chất gây dị ứng,...

Bệnh viêm xoang ở trẻ sẽ gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ kéo dài, ho, hơi thở hôi, hay nôn ọe, sổ mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, trẻ trên 6 tuổi có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, phù nề quanh mắt. Tùy theo diễn biến của bệnh mà viêm xoang ở trẻ được chia thành:

+ Viêm xoang cấp tính (kéo dài dưới 4 tuần).

+ Viêm xoang bán cấp (kéo dài 4-8 tuần).

+ Viêm xoang mạn tính (kéo dài 8-12 tuần).

Bệnh viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: Viêm họng mạn tính, polyp mũi, viêm tai giữa ứ dịch, viêm phế quản mạn tính, viêm dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt,... Một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, áp xe não, viêm não,...có thể gây đe dọa tính mạng trẻ nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm ngay từ đầu, tránh nguy cơ bệnh diễn biến nặng thành các biến chứng.

Viêm xoang mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các biểu hiện thường gặp nhất

Dựa theo thời gian mắc bệnh, viêm mũi xoang được chia thành viêm xoang cấp hay mãn tính.

+ Ở giai đoạn cấp tính: thường xuất hiện sau một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính. Sau 5-7 ngày các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp có khuynh hướng nặng hơn với biểu hiện như sốt cao, hơi thở hôi, ho nhiều (nhất là vào ban đêm), chảy mũi nhiều, nước mũi xanh hoặc vàng đặc như mủ, nhức đầu, đau sau ổ mắt, cảm giác nặng vùng mặt, đau răng, đau họng…

+ Ở giai đoạn mãn tính: triệu chứng kéo dài trên 3 tháng nhưng mức độ ít rầm rộ hơn. Trẻ có thể sốt hâm hấp từng đợt, đau họng tái phát, khàn tiếng, ho kéo dài, ngạt mũi, sổ mũi, giảm hoặc mất khả năng ngửi mùi, ù tai, đau tai…

Đâu là biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm xoang mũi?

Viêm mũi xoang có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Có thể kể đến như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, giảm thị lực hay mù mắt do tổn thương dây thần kinh thị, giảm thính lực do viêm tai giữa tái đi tái lại, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa…

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRÁNH VIÊM XOANG MŨI Ở TRẺ EM

Phương pháp cận lâm sàng

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, chuyên gia có thể cho trẻ thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán bệnh như:

Nội soi mũi

Ở bệnh nhân viêm xoang, khi khám nội soi mũi thấy hai bên hốc mũi nhiều dịch nhầy đặc, chảy từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi phù nề.

Chụp X-quang tư thế Blondeau và Hirtz

Sẽ cho kết quả hình ảnh xoang bị mờ, niêm mạc xoang dày và hình ảnh mức khí-dịch trong các xoang.

Chụp CT Scan

Giúp thấy rõ hình ảnh niêm mạc xoang bị tổn thương và những thay đổi về cấu trúc giải phẫu xoang, từ đó giúp chuyên gia định hướng trong phẫu thuật, phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa trong những bệnh nhi bị viêm xoang mạn tính cần can thiệp ngoại khoa.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Giúp chẩn đoán các bệnh lý về xoang một cách hiệu quả và chính xác.

Lấy mẫu thử

Lấy mẫu bệnh phẩm trong dịch mũi xoang, vòm mũi họng để nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.

Viêm xoang mũi ở trẻ em: cách phòng tránh

Phương pháp chẩn đoán phân biệt

Để điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ hiệu quả, cần chẩn đoán phân biệt viêm xoang và các bệnh lý khác có triệu chứng lâm sàng tương tự như:

Bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên thường chỉ kéo dài trong 5-7 ngày, trong khi đó bệnh viêm xoang ở trẻ kéo dài sau đó rất lâu, dai dẳng và có thể phát triển thành viêm xoang mạn tính.

Bệnh viêm mũi dị ứng

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh vào thời điểm chịu tác động của tác nhân gây dị ứng, theo từng cơn. Trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, không có mùi hôi, ngạt mũi từng bên hoặc cả hai bên, trẻ phải thở bằng miệng.

Hướng dẫn phòng tránh viêm xoang mũi ở trẻ em

+ Khi bé bị ốm nên đưa bé đi khám bệnh và tuân thủ theo điều trị. Không tự ý cho bé dùng thuốc hay ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến chuyên gia.

+ Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, tránh nuôi súc vật trong nhà.

+ Hạn chế sử dụng máy lạnh

+ Không hút thuốc lá, không cho bé đến gần những khu vực sản xuất khói bụi nhiều.

+ Cho bé mang khẩu trang y tế mỗi khi ra đường để giảm nguy cơ hít phải khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác.

+ Dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia tai mũi họng luôn sẵn sàng giải đáp cho các bậc phụ huynh về bệnh viêm xoang mũi. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về tai mũi họng. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342