Xét nghiệm AFB - Kĩ thuật phát hiện bệnh lao

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Khi người bệnh có nhiều đờm trong họng, kể cả khi có kèm triệu chứng ho hay không. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Xét nghiệm AFB - Kĩ thuật phát hiện bệnh lao. Với AFB là một trong các kĩ thuật lấy đờm xét nghiệm. Cùng tìm hiểu bài viết để rõ hơn về kĩ thuật này nhá.

BỆNH LAO PHỔI LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh lao phổi là gì?

Xét nghiệm AFB (Acid Fast Bacillus test) là một kĩ thuật lấy đờm để xét nghiệm vi khuẩn lao. Phương pháp này giúp chuyên gia quan sát trực tiếp vi khuẩn lao thông qua kính hiển vi.

Vi khuẩn lao có đặc điểm ưa khí, kháng acid và cồn. Vi khuẩn có vỏ phospholipid dày, rất khó thẩm thấu thuốc. Vì vậy bệnh lao thường khó điều trị. Vi khuẩn lao có thể tấn công bất kì bộ phận nào trong cơ thể. Trong đó, phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ đến 85 - 90% tổng số ca bệnh lao.

Bên cạnh đó, bệnh lý lao phổi cũng là thể lao duy nhất, có khả năng lây lan người xung quanh thông qua tiếp xúc.

Mức độ nguy hiểm, lây lan của lao phổi

Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người bệnh sang người xung quanh, thông qua các giọt đờm nhỏ li ti chứa vi khuẩn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.

Nếu bệnh nhân không được kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị sẽ rất dễ lây lan. Theo thống kê, trung bình một bệnh nhân lao phổi có thể lây cho khoảng 10 người. Bệnh được cảnh giác là mối nguy cơ lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Xét nghiệm AFB để phát hiện bệnh lao phổi

XÉT NGHIỆM AFB - KIẾN THỨC Y HỌC CẦN BIẾT

Hướng dẫn lấy đờm xét nghiệm AFB

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay, để thuận tiện cho người bệnh có thể chẩn đoán được trong ngày đến khám bệnh, bệnh nhân mắc bệnh lao phổi có thể lấy hai mẫu đờm tại nơi khám bệnh. Trong đó, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 02 (hai) giờ.

Ngoài ra, để đảm báo chất lượng đờm được tốt, giúp xét nghiệm chính xác, xét nghiệm AFB cần 2 cốc mẫu đờm. Quy trình quy định bệnh nhân thực hiện như sau:

+ Hít thở thật sâu, lấy khí vào phổi.

+ Thở ra thật mạnh, đẩy hết khí ra ngoài.

+ Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (thực hiện lại lần 2).

+ Hít sâu, thở mạnh tiếp tục lần thứ 3.

+ Ho khạc thật sâu từ trong phổi.

+ Đặt cốc đờm (đã mở nắp) vào sát miệng, đổ đờm vào đáy cốc, vặn chặt nắp. Tránh vi khuẩn bên ngoài lẫn vào.

+ Nộp cốc đờm (mẫu 1) và phiếu xét nghiệm cho nhân viên y tế.

+ Súc miệng sạch bằng nước thường trước khi lấy đờm. Đảm bảo không còn sót mẫu đờm từ phổi trong khoang miệng.

+ Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh. Tiếp tục thực hiện lại 03 lần để tạo cơn ho.

+ Ho khạc đờm sâu từ trong lồng ngực.

+ Mở nắp cốc đờm, cẩn thận đưa lại gần miệng, nhổ đờm vào trong cốc.

+ Đậy nắp cốc đờm, xoáy chặt nắp.

Lưu ý:

+ Trường hợp khó khạc đờm để lấy mẫu, có thể hỗ trợ bằng cách vỗ rung, uống thuốc long đờm hoặc khí dung nước muối ấm.

+ Trường hợp lượng đờm lấy quá ít (dưới 2ml) và không có chất nhày mủ, bệnh nhân phải làm lại các bước trên để có mẫu đờm đạt chất lượng.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm đờm AFB

Chẩn đoán xét nghiệm AFB âm tính

Với người bình thường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định, khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

+ 02 lần xét nghiệm đờm AFB thực hiện cách nhau 3 tuần cho kết quả AFB âm tính. Lưu ý, mỗi lần xét nghiệm phải lấy 03 mẫu đờm, có tổn thương lao tiến triển qua X - quang.

+ Nuôi cấy BK (+) hoặc Haintest (+) hoặc Xpert MTB/Rif(+).

Với người nhiễm HIV

Được kết luận lao phổi AFB âm tính khi đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Có hình ảnh lao, xét nghiệm AFB cả 02 lần âm tính.

+ Không đáp ứng với kháng sinh phổ rộng (trừ Aminoglycosid và Quinolon).

Ngoài ra, khi người bệnh từng điều trị lao trước đây, thì nay chẩn đoán ra AFB (-).

Chẩn đoán xét nghiệm AFB dương tính

Với người bình thường

Được kết luận khi đạt 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

+ Một tiêu bản AFB (+) và cấy (+).

+ Một tiêu bản AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên X - Quang.

+ Từ 02 tiêu bản trở lên, có AFB (+) từ 02 mẫu đờm khác nhau.

Với người nhiễm HIV

Dương tính khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

+ Xét nghiệm 1 tiêu bản AFB (+).

+ Bệnh nhân đã từng điều trị lao trước đây nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị, nay chẩn đoán ra AFB (+).

Các mức độ AFB dương tính

Theo y học phân loại lao phổi AFB thành các mức độ sau:

+ AFB 1+: Khi xét nghiệm soi đờm AFB thấy 10 - 99 AFB/100 vt, ứng với cục sần từ 10 - 14mm.

+ AFB 2+: Khi xét nghiệm soi đờm AFB thấy 1 - 10 AFB/vi trường, soi ít nhất 50 vi trường.

+ AFB 3+: Khi xét nghiệm soi đờm AFB thấy > 10 AFB/vi trường.

Hướng dẫn đọc kết quả chẩn đoán từ xét nghiệm AFB

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO PHỔI AFB

Để điều trị hiệu quả và dự phòng lây nhiễm lao phổi AFB cho cộng đồng, cần:

+ Phòng ngừa, kiểm soát tốt các nguồn có khả năng lây nhiễm như các cơ sở y tế, bệnh viện lao hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như trại giam, khu vực cách ly.

+ Bệnh lao chủ yếu lây qua đường hô hấp và sinh hoạt. Vì vậy, cần tăng cường sức khỏe, chủ động vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ.

+ Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp khi không có bất kì biện pháp bảo hộ nào, với bệnh nhân lao phổi.

+ Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

+ Người bệnh lao khi hắt hơi, ho,… cần có ý thức dùng khăn giấy che miệng, sau đó vứt ngay vào thùng rác riêng để xử lý.

+ Người bệnh tuyệt đối cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và yêu cầu từ chuyên gia điều trị.

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi người bệnh nghi ngờ bản thân mắc bệnh lao, cần chủ động cách ly bản thân với mọi người xung quanh. Đồng thời, đến các cơ sở y tế chuyên xét nghiệm AFB để thực hiện lấy đờm phân tích.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, luôn sẵn sàng giải đáp cùng người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342