Bấm huyệt trị sổ mũi có hiệu quả không?
Sổ mũi là hiện tượng rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân lại vô cùng đa dạng, có khi bệnh nặng như viêm xoang, lại có khi bệnh nhẹ như dị ứng khói bụi. Bấm huyệt trị sổ mũi có hiệu quả không? Là vấn đề của nhiều người ngại dùng thuốc tây nhiều. Hãy tìm câu trả lời nhá!
THỰC HƯ BẤM HUYỆT TRỊ SỔ MŨI CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Để hiểu được hiệu quả của bấm huyệt trị sổ mũi, người đọc cần làm rõ các nguyên nhân nào gây sổ mũi. Với những nguyên nhân nào thì bấm huyệt sẽ hiệu quả, và bản chất của bấm huyệt là gì.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sổ mũi
Sổ mũi là gì?
+ Là hiện tượng dịch mũi ra ào ạt, có thể loãng hoặc đặc sệt. Màu sắc cũng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm ở niêm mạc, mà có thể ở thể trong hoặc vàng xanh. Trường hợp tổn thương nặng có thể sổ mũi ra máu.
+ Đi kèm với sổ mũi là các triệu chứng như: nghẹt mũi một hoặc 2 bên, đau nhức mũi, khó thở.
Nguyên nhân phổ biến
+ Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính: xoang có thể là xoang bướm, xoang sàng, xoang hàm, xoang trán hay đa xoang.
+ Viêm mũi dị ứng: yếu tố gây dị ứng phổ biến nhất là bụi và thay đổi thời tiết thất thường.
+ Cảm lạnh thông thường, cảm cúm: gây ra tình trạng niêm mạc mũi trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ sổ mũi.
+ Hen suyễn, viêm họng, viêm amidan: các cơ quan có quan hệ mật thiết với đường hô hấp trên.
+ Polyp mũi hoặc lệch vẹo vách ngăn mũi: khiến hô hấp không thông, dễ bị vi khuẩn tấn công gây tăng tiết dịch mũi.
Trường hợp bấm huyệt trị sổ mũi hiệu quả
Vì sao lại lựa chọn bấm huyệt?
+ Dùng thuốc nhỏ mũi sẽ giúp giảm nhanh các cảm giác khó chịu của sổ mũi. Tuy nhiên, hoạt chất Steroid trong thuốc, nếu dùng nhiều sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn. Đơn cử như tác dụng gây buồn ngủ, đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi. Điều này ảnh hưởng dến năng suất làm việc, khả năng tập trung.
+ Bấm huyệt là tác động vật lý từ bên ngoài lên cơ thể người bệnh. Nguyên tắc là giải phóng kinh ngạch bị tắc nghẽn, và điều hòa khí huyết lưu thông dễ dàng.
+ Theo Đông Y giải thích: sổ mũi và nghẹt mũi là do khí hàn xâm nhập gây mũi hư yếu, tắc nghẽn kinh mạch. Vì vậy, bấm huyệt là hoàn toàn phù hợp.
Đối tượng sổ mũi không nên bấm huyệt
+ Phương pháp này chỉ hiệu quả với các bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh thông thường, cảm cúm.
+ Với người bệnh lệch vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, viêm phì đại amidan, hay khối u ở các xoang thì bấm huyệt không hiệu quả. Bệnh nhân cần tìm đến các chuyên gia chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6 HUYỆT CÓ TÁC DỤNG TRỊ SỔ MŨI KHI BẤM
Huyệt Ế Phong
Vị trí huyệt
+ Nằm ở phía sau dái tai 2 bên. Có tác dụng minh mục và tiết nhiệt, thông nhĩ khiếu.
Hướng dẫn cách bấm
+ Dùng 2 ngón tay, nhẹ nhàng ấn vào huyệt vị.
+ Nên dùng lực từ nhẹ dến tăng dần, cho đến khi cảm thấy hơi đau thì dừng.
+ Thực hiện từ 3 đến 5 lần, ngày bấm khoảng 5 đến 10 phút để giảm chứng sổ mũi.
Huyệt Toàn túc
Vị trí huyệt
+ Nằm ở đầu lông mày 2 bên, theo hướng vào mũi. Có tác dụng minh mục, khứ phong.
Hướng dẫn cách bấm
+ Dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng ở huyệt 2 bên.
+ Xoa đều tay, trong thời gian khoảng 3 phút / lần.
+ Mỗi ngày nên xoa bóp từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả mong muốn.
Huyệt Quyền Liêu
Vị trí huyệt
+ Nằm ở phía dưới xương gò má. Có tác dụng tăng dẫn lưu giữa các xoang, trị đau răng, sổ mũi, các bệnh hô hấp trên cấp và mãn tính.
Hướng dẫn cách bấm
+ Dùng cả 2 tay xoa bóp nhẹ nhàng cùng lúc huyệt ở 2 bên, trong khoảng 2 - 3 phút.
+ Sau đó, tiếp tục dùng ngón tay cái để ấn nhẹ vào huyệt vị, giữ trong khoảng 30 – 60 giây.
+ Nên duy trì thực hiện từ 3 đến 5 lần mỗi ngày.
Huyệt Ấn Đường
Vị trí huyệt
+ Nằm ở giữa 2 đầu chân mày, trên sóng mũi. Có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí, giúp an thần.
Hướng dẫn cách bấm
+ Thoa một ít cao xoa (hay còn gọi là dầu cù là) lên huyệt.
+ Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ, có thể dùng cả 2 ngón để xoay và xoa bóp nhẹ.
+ Sau đó, tăng lực dần lên để dầu vào huyệt.
+ Duy trì thực hiện động tác xoa bóp trong khoảng 3 phút. Nên 3 giờ / lần trong ngày để đạt kết quả tốt.
Huyệt Hợp Cốc
Vị trí huyệt
+ Nằm ở trung điểm của đường nối ngón tay cái và ngón tay trỏ. Nói cách khác, huyệt Hợp Cốc nằm ở hốc tay giữa ngón cái và ngón trỏ. Có tác dụng thanh khí hỏa, thông khiếu (mũi) và tán phong nhiệt.
Hướng dẫn cách bấm
+ Dùng lực của tay thuận, ấn hơi mạnh vào huyệt của bên tay không thuận.
+ Giữ lực liên tục trong 2 giây rồi thả ra.
+ Nên liên tục thực hiện từ 3 đến 5 lần.
+ Lưu ý: lực dùng cần phải mạnh, đến khi có cảm giác đau tê. Huyệt tuy dễ xác định nhưng khó bấm, lực không đủ sẽ không hiệu quả.
Huyệt Nghinh Hương
Vị trí huyệt
+ Nằm ở 2 bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0,8 cm. Có tác dụng thanh khí hỏa, tán phong nhiệt và thông khiếu (mũi).
Hướng dẫn cách bấm
+ Dùng ngón tay cái ấn mạnh và day trong khoảng 1 – 3 phút ở huyệt Nghinh Hương.
+ Thực hiện đồng thời ở cả hai bên. Mỗi ngày nên day ấn khoảng 1, 2 lần.
+ Lưu ý: nên thoa dầu cù là (cao xoa) lên huyệt sau khi day.
Bấm huyệt trị sổ mũi là một trong những phương pháp Đông y hiệu quả. Tùy trường hợp mà áp dụng đúng cách. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.