Bị đau họng: Triệu chứng và cách trị tại nhà

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bị đau họng thường là do hoạt động họng nhiều như nói, ca hát, la hét. Thường được xem là biểu hiện của bệnh viêm họng, viêm lưỡi gà hoặc thiếu nước. Vậy thực sự đau họng chỉ vì sinh hoạt và các bệnh trên gây ra? Bị đau họng: Triệu chứng và cách trị tại nhà sẽ giải đáp rõ và cách giảm đau hiệu quả bạn nhá!

TỔNG QUAN CẦN BIẾT TÌNH TRẠNG BỊ ĐAU HỌNG

Bị đau họng là gì?

Đó là tinh trạng bị đau, vô cùng khó chịu ở cổ họng. Cụ thể, theo khía cạnh y học mô tả là: cảm giác khô, đau, hay ngứa ở vùng hầu họng mà chính xác là ở niêm mạc họng.

Nhiều trường hợp đau họng sẽ tự khỏi, không cần điều trị. Hoặc phải dùng các loại thuốc kháng sinh không cần kê đơn, kết hợp nghỉ ngơi là khỏi hẳn. Với các trường hợp bị đau họng do tai nạn gây chấn thương vùng họng, hoặc viêm lưỡi gà,... thì cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của chuyên gia chuyên khoa.

Theo thống kê hiện nay, hơn 13 triệu ca khám hàng năm đều bị đau họng và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan khác.

Bị đau họng có nguyên nhân chủ yếu từ các trường hợp sau:

+ Không khí khô, dẫn đến niêm mạc họng thiếu nước.

+ Bị viêm hầu họng - ở khu vực ngay dưới miệng.

+ Bị viêm lưỡi gà. Đây là hiện tượng lưỡi bị sưng đỏ như lưỡi gà.

+ Bị viêm thanh quản. Viêm ở cả hai dây thanh âm.

Bị đau họng là gì?

Đau họng có dấu hiệu, biểu hiện cụ thể ra sao?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bị đau họng có các dấu hiệu và biểu hiện khác nhau. Thông thường, khi bị đau, người bệnh sẽ cảm giác bỏng rát, khô, kích thích cảm giác muốn ho, nuốt nước miếng thấy khó chịu,... Dấu hiệu này dễ trở nên nặng hơn khi họ nói, ca hát hoặc ăn uống nhiều. Niêm mạc họng và khẩu cái cũng bị ảnh hưởng, trở nên sưng và đỏ, bị phù nề. Có số ít ca khám, còn phát hiện ở bệnh nhân có mảng mủ trắng ở niêm mạc miệng và khẩu cái. Đây là biểu hiện điển hình của bệnh viêm họng do vi khuẩn Streptococcus tạo nên.

Tình trạng đau họng hầu như không bao giờ đi một mình, luôn có kèm theo các biểu hiện khác. Cụ thể gồm:

+ Niêm mạc mũi hoạt động kém hiệu quả, bị sung huyết.

+ Thường xuyên chảy mũi dạng nước lỏng, chảy lắt nhắt.

+ Hay ngứa mũi, hắt hơi.

+ Ngứa cổ dẫn đến hay ho, hoặc khan tiếng.

+ Sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể tăng do thiếu nước.

+ Cảm giác ớn lạnh, dù người không sốt.

+ Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.

+ Đau nhức, mệt mỏi khắp cơ toàn thân.

+ Đau một bên đầu hoặc cả đầu.

+ Khó nuốt, giảm ngon miệng.

Khi nào cần đi khám chuyên gia?

Hầu hết bệnh đau họng đều tự khỏi. Khi người bệnh gặp các triệu chứng đi kèm sau, cần đến các bệnh viện, trung tâm y tế để điều trị ngay:

+ Đau họng trở nên nặng nề hơn, khó ăn uống, khó nói chuyện.

+ Đau họng kéo dài, không có dấu hiệu suy giảm sau 3 ngày.

+ Sốt cao liên tục trên 39 độ. kèo dài từ 2 ngày trở lên.

+ Cảm giác khó thở, hoặc phải thường thở dốc.

+ Có tiền sử mắc phải các bệnh lý khác. Lưu ý vì các đối tượng này có tỉ lệ cao sẽ gặp phải các biến chứng do viêm họng.

TOP 3 CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU HỌNG TẠI NHÀ DỄ LÀM

Dùng nước muối để súc miệng, làm sạch họng

Muối pha nước ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Đây là cách làm đơn giản nhất có thể thực hiện tại nhà.

Bên cạnh đó, nước muối còn giúp làm loãng, loại bỏ dịch đờm ứ đọng. Từ đó, làm giảm nhanh tình trạng khó nuốt.

Hơn nữa, súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản.

Hướng dẫn cách làm

+ Chuẩn bị ly nước ấm tầm 350ml.

+ Cho vào ly khoảng ½ - 1 thìa cà phê muối biển.

+ Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.

+ Dùng nước muối để súc miệng từ 1 đến 2 lần.

+ Sau đó, dùng phần nước muối còn lại để ngậm trong miệng, khoảng 5 phút để làm sạch virus và vi khuẩn trong khoang miệng.

+ Nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Sau khi hết bệnh, nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.

Top bài thuốc dân gian giúp trị bị đau họng tại nhà dễ làm

Dùng gừng tươi giúp giảm ho, giảm ngứa cổ, kháng viêm

Theo đông y, gừng tươi (hay dược liệu sinh khương) đã được ứng dụng làm giảm các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, đờm, khàn tiếng,…

Bản chất gừng có vị cay nồng, tính ấm. Tác dụng tán phong hàn, cầm ho và giảm đau. Bên cạnh đó, còn có tác dụng ức chế virus VRS, chống viêm, long đờm vô cùng hiệu quả.

Theo tây y, hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Bên cạnh đó, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Hướng dẫn cách làm

Cách 1:

Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu.

Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.

Cách 2:

Hâm 1 củ gừng tươi đã sắt lát với 250ml nước sôi.

Sau 10 – 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm.

Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày – đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm.

Dùng củ cải trắng chữa viêm họng, đau họng hiệu quả

Không chỉ là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, củ cải trắng mà còn được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Theo đông y, củ cải có tác dụng tiêu thũng, thúc đẩy quá trình lưu thông khí ở phổi và hóa đờm. Do đó, vị thuốc này được sử dụng để giảm đau họng, ngứa ngáy, ho khan và ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản kéo dài.

Theo tây y, chiết xuất từ củ cải trắng có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương. Vì vậy, vị thuốc này được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh tân dược.

Hướng dẫn cách làm

+ Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng tươi. Cần lựa củ căng, mọng nước. Và 1 ít mật ong hoặc đường phèn.

+ Rửa sạch củ cải, rồi cạo vỏ và cắt thành dạng sợi.

+ Đem trộn với đường phèn/ mật ong rồi cho vào hũ đậy kín để qua đêm.

+ Sáng hôm sau, chắt lấy nước uống.

+ Lặp lại liên tục vài ngày để giảm nhanh cơn ho và tình trạng đau họng, khàn tiếng.

Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính chất tham khảo. Người bị đau họng nếu áp dụng không hiệu quả, hoặc tình trạng chuyển biến nặng hơn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342