Bị hóc xương cá có tự khỏi không và cách xử trí tại nhà?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nhiều người thường nghĩ rằng, hóc xương cá là chuyện nhỏ, nó có thể tự tiêu sau một thời gian. Do đó, họ ít khi quan tâm đến tình trạng này và đợi đến khi có rủi ro đáng tiếc xảy ra thì mới lo lắng. Vì vậy qua bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi: Bị hóc xương cá có tự khỏi không? Đâu là cách xử trí tại nhà đúng đắn?

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

 Tôi cần tư vấn chữa hóc xương cá? Click [chat] ngay!

BỊ HÓC XƯƠNG CÁ CÓ TỰ TIÊU HAY KHÔNG?

Như đã đề cập ở trên, có nhiều người nghĩ rằng hóc xương cá ở cổ sẽ tự tiêu. Và họ dùng các phương pháp như ăn uống thực phẩm có chứa vitamin C để bào mòn xương cá, ăn bánh mì, đồ khô để kéo xương cá trôi theo,… Tuy nhiên, theo các chuyên gia chuyên khoa, hóc xương cá nhỏ có thể tự khỏi nhưng khả năng rất thấp.

Còn đối với những xương cá lớn, một số ít trường hợp vẫn có thể tự tiêu nhưng lâu hơn. Nếu chờ đợi đến lúc đó thì người bệnh đã phải chịu nhiều tổn thương và cảm thấy khó chịu trong suốt thời gian dài, chưa kể đến nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Bị hóc xương cá có tự tiêu hay không?

Bị hóc xương cá có tự tiêu hay không?

Xương cá lớn không chỉ gây hại tại vùng cổ mà nó có thể mắc ở thực quản, phế quản, đâm vào thành vách của động mạch hay dạ dày. Trường hợp này xương cá không thể tự tiêu và khả năng cao sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm như:

- Gây nhiễm trùng máu

- Áp xe ở vòm họng, thành họng, amidan

- Gây nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới

- Viêm nhiễm phổi cấp

- Chảy máu dạ dày

- Thủng dạ dày

Và nhiều nguy hiểm khác do hóc xương cá gây ra mà chúng ta không thể lường hết được.

CÁCH XỬ TRÍ KHI HÓC XƯƠNG CÁ

Xử trí tại nhà như thế nào?

Trường hợp không may bị hóc xương cá, bạn cần phải hết sức bình tĩnh, thực hiện xử trí theo những bước sau đây:

- Ngưng bữa ăn, nếu người mắc xương cá là trẻ nhỏ thì hãy trấn an để bé không khóc nhiều, tránh khiến xương cá kẹt sâu hơn.

- Nhờ người thân dùng đèn pin kiểm tra xem xương cá bị hóc vào đâu tại cổ họng. Trường hợp nhìn thấy xương cá thì nên bình tĩnh lấy kẹp y tế để gắp ra. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn đủ kiến thức để làm được thì bạn nên nhờ đến các chuyên gia chuyên khoa.

- Khi đã lấy xương cá ra khỏi cổ họng, hãy uống nước vài lần và nếu cảm thấy không còn đau nữa nghĩa là xương cá đã được lấy hết ra.

Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Trường hợp đã thực hiện cách xử trí đã được đề cập ở trên và không còn thấy xương cá ở cổ họng nhưng vẫn thấy đau đớn thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám.

Bên cạnh đó, nếu bị hóc xương cá nằm ở sâu bên trong và xuất hiện các triệu chứng thở rít, khó thở, đau đớn, sưng ở vùng cổ họng và kéo dài sau vài ngày, hoặc những biểu hiện nghiêm trọng hơn như đau ngực, bầm tím ở cổ, không thể ăn uống, chảy nước miếng nhiều,… thì cũng cần đến cơ sở y tế ngay.

Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu là một trong những địa chỉ chuyên khoa Tai mũi họng hàng đầu trong thăm khám và kiểm tra hóc xương cá. Sau khi thăm khám và kết luận mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp khác nhau, chuyên gia Hoàn Cầu sẽ tiến hành các phương pháp sau:

Khám và chữa hóc xương cá ở Hoàn Cầu

Khám và chữa hóc xương cá ở Hoàn Cầu

 Nội soi gắp xương cá

Người bệnh được làm tê ở vùng họng, dùng ống nội soi để tìm kiếm vị trí bị hóc xương. Sau đó nhẹ nhàng lấy xương cá ra ngoài và làm sạch vùng họng cho bệnh nhân.

Sử dụng kẹp chuyên nghiệp

Với xương cá mắc kẹt ở vùng họng, chuyên gia sẽ dùng đèn y tế và kẹp chuyên dụng để lấy xương cá một cách nhẹ nhàng, hạn chế gây tổn thương lên vùng họng.

Điều trị bằng thuốc

Sau khi xương cá được lấy ra khỏi cổ họng bệnh nhân, chuyên gia sẽ kê đơn thuốc điều trị để giảm sưng đau, phòng chống nhiễm trùng và hỗ trợ tổn thương nhanh lành hơn,… tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng bị hóc xương cá – chuyện tưởng như nhỏ nhưng lại gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Hy vọng rằng bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích để biết cần phải làm gì nếu chẳng may gặp phải trường hợp này. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy  nhấp vào ô chat ở cuối bài để gặp và trao đổi cùng chuyên gia bạn nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn đọc đang theo dõi bài viết thuộc danh mục Bệnh Về Họng – Gắp Xương Cá. Để biết thêm nhiều thông tin về các bệnh về họng khác, bạn đọc có thể tham khảo những bài viết khác trong cùng chuyên mục trên website: https://benhvientaimuihong.vn

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342