Bị ngứa bên trong tai có sao không ?
Ngứa tai là một là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ ai, cả nam lẫn nữ giới, từ người già đến trẻ nhỏ. Ngứa bên trong tai có thể chỉ là một hiện tượng nhất thời bình thường, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý về tai cần phải cảnh giác. Vậy, bị ngứa bên trong tai có sao không? Hãy cùng các chuyên gia chuyên khoa tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới.
Nhấp vào bảng chat để nhận được sự giải đáp trực tiếp từ chuyên gia.
Bị ngứa bên trong tai có sao không?
Các chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng cho biết, ngứa tai là hiện tượng khá bình thường, nguyên nhân chủ yếu gây ngứa tai là do vệ sinh tai không sạch sẽ, do côn trùng cắn, vết thương hay do dị ứng tiếp xúc, nước bẩn lọt vào tai khi tắm hoặc bơi lội…
Tham khảo những bài viết liên quan
Trị ngứa vành tai hiệu quả ở Tphcm ?
Bị ngứa bên trong tai có sao không?
Thế nhưng, nếu tình trạng ngứa tai diễn ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác có thể là dấu hiệu cảnh báo tai bị nhiễm trùng hay gặp những vấn đề bất thường như viêm ống tai ngoài, nấm mọc trong tai…
Các triệu chứng của viêm ống tai ngoài là: Ngứa tai, càng về sau cảm giác ngứa ngáy ngày càng tăng dần đặc biệt là khi ngoáy tai nhiều, đau tức trong ống tai rồi bắt đầu có cảm giác đau tai và các cơn đau có thể đau lan lên nửa đầu, trường hợp bệnh nặng có thể bị sốt khoảng 38 - 39ºC, sưng tấy nửa bên mặt, chỉ chạm nhẹ vào tai cũng đã cảm thấy đau…
Biến chứng của bệnh viêm ống tai ngoài
Viêm ống tai ngoài nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng viêm tai ngoài hoại tử hoặc ác tính – là tình trạng nhiễm trùng từ tai lan ra xương chũm phía sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai, đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Viêm tai ngoài nếu chuyển sang giai đoạn ác tính hay do vi trùng P. aeruginosa gây ra – dẫn đến tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng vào trong gây viêm tế bào, viêm xương và có thể khiến các dây thần kinh sọ bị liệt, thậm chí có thể gây tử vong nếu viêm nhiễm lan tới màng não.
Bệnh viêm tai ngoài tiến đến giai đoạn ác tính còn gây nhiều khó khăn cho quá trình chữa trị bệnh. Khi đó, các loại thuốc kháng sinh chỉ có ngăn không cho quá trình viêm nhiễm tiếp tục lan đến các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương, còn các dây thần kinh đã bị liệt thì khó có thể hồi phục.
Biến chứng khác của bệnh là nổi mụn nhọt trong lòng ống tai, mụn nhọt có thể có kích thước to, bên trong chứa dịch mủ và cần phải rạch thì dịch mủ mới có thể thoát ra ngoài.
CLICK VÀO ĐÂY để hỏi trực tiếp chuyên gia chuyên khoa.
Phải làm gì khi bị ngứa bên trong tai?
Như vậy, có thể nhận thấy ngứa bên trong tai là triệu chứng của các bệnh lý về tai nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, khi bị ngứa bên trong tai, bệnh nhân hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Bị ngứa bên trong tai có sao không?
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh, các bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau:
Uống thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của chuyên gia.
Không nên ngoáy tai quá nhiều, nên ngoáy tai nhẹ nhàng bằng tăm bông sạch tránh làm xây xát niêm mạc ống tai ngoài.
Vệ sinh tai thật sạch sẽ hàng ngày, lau khô tai để tránh tai bị ẩm ướt sau khi tắm hoặc bơi lội.
Tránh tiếp xúc với khói bụi và không nên sử dụng tai nghe quá nhiều.
Người bệnh cũng cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn, để các chuyên gia có thể theo dõi quá trình và xác định hiệu quả khám chữa bệnh…
Hy vọng, qua những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn những nguy hiểm khi tai có dấu hiệu ngứa ngáy. Nếu còn có thắc mắc gì, bệnh nhân vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới để được chuyên gia giải đáp 24/24.