Bị nhức mang tai có phải là viêm tai ngoài ?
Hỏi: Chào chuyên gia, gần 1 tháng nay mang tai của em có dấu hiệu sưng đau, các cơn đau nhức càng tăng lên khi em nhai thức ăn hoặc ngáp. Em lo lắng không biết mình mắc bệnh gì? và không biết bị nhức mang tai có phải là viêm tai ngoài không? Mong các chuyên gia tư vấn giúp em về vấn đề này. Chân thành cám ơn! (Q. Thuận – TPHCM).
Trả lời: Xin chào Q. Thuận, để biết được hiện tượng nhức mang tai là dấu hiệu của bệnh gì, bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Click vào bảng chat để được chuyên gia chuyên khoa giải đáp cụ thể và chi tiết hơn.
Bị nhức mang tai có phải là viêm tai ngoài?
Vùng trước tai mỗi bên trái - phải có hai cơ quan dễ bị tổn thương và gây đau nhức là: Khớp thái dương hàm (còn gọi là khớp nhai) và tuyến nước bọt mang tai (gọi tắt là tuyến mang tai).
Tin tức về tai mũi họng liên quan
Bị nhức mang tai có phải là viêm tai ngoài?
Trong đó, tuyến mang tai là tuyến nước bọt chính ở động vật và người. Ở người, có hai tuyến nước bọt mang tai nằm ở hai bên miệng và trước hai tai, có chức năng tiết ra nước bọt và hỗ trợ cho việc nhai, nuốt cũng như bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.
Khi bị nhức mang tai, rất khó có thể xác định bạn Thuận có phải bị viêm tai ngoài hay không khi chưa qua thăm khám. Do vậy, để xác định chính xác đau nhức mang tai là bị bệnh gì, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chuyên gia tiến hành kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây nhức mang tai, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời.
Tuy nhiên, khi bị nhức mang tai khả năng người bệnh đang mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm hay viêm tuyến mang tai cao hơn bệnh viêm tai ngoài, đặc biệt nhức mang tai thường là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm tuyến mang tai.
Khi bị nhức mang tai nên làm gì? Nhấp vào bảng chat để nhận được lời khuyên bổ ích từ chuyên gia.
Những bệnh lý có liên quan đến hiện tượng nhức mang tai
Viêm khớp thái dương hàm
Khi khớp thái dương hàm bị viêm nhiễm sẽ gây đau nhức nhiều mỗi khi nhai, há miệng to hay ngáp, đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên mang tai.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể tái phát nhiều lần dẫn đến trật khớp, nhất là khi ngáp to, khiến hai hàm răng không cắn khít lại được và người bệnh sẽ cảm thấy rất đau.
Bị nhức mang tai có phải là viêm tai ngoài?
Viêm tuyến mang tai
Viêm tuyến mang tai do sỏi: Bệnh thường sẽ bị một bên, dễ tái phát với triệu chứng điển hình là đau tức vùng mang tai và tăng tiết nước bọt khi nhìn thấy đồ chua hay những món ăn ngon. Do đó, bệnh viêm tuyến mang tai do sỏi gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái.
Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, virus: Dạng viêm mang tai này cũng chỉ có biểu hiện ở một bên. Với trường hợp này tuyến mang tai sẽ bị sưng và đau nhức, nhưng khi dùng tay ấn vào vẫn có cảm giác mềm và da bao quanh tuyến nhẵn.
Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn hay virus thường xuất hiện trong các điều kiện thuận lợi như: Viêm lợi, viêm amidan, mất nước do giảm hay mất khả năng bài tiết nước bọt, suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng đề kháng với enzym nước bọt…
Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa hay cấy ghép tạng cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, virus gây nên.
Lưu ý
Viêm tuyến mang tai là bệnh tương đối nguy hiểm, do đó khi mắc bệnh người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu để bệnh kéo dài hay tái phát nhiều lần sẽ khiến mô tuyến mang tai phì đại và không nhỏ lại được, từ đó làm thay đổi hình dáng khuôn mặt, đôi khi phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến mới khắc phục được bệnh.
Với những thông tin bổ ích được chia sẻ bên trên, chắc hẳn sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng đau nhức mang tai. Mọi thắc mắc có liên quan bệnh nhân vui lòng click vào khung chat để được giải đáp ngay.