[Cảnh báo] Ngoáy mũi: các tác hại khôn lường
Tật ngoáy mũi vô cùng phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ em. Có quan niệm cho rằng: ngoáy mũi đã ngứa, và sẵn làm sạch mũi. Liệu điều đó có đúng không? [Cảnh báo] Ngoáy mũi: các tác hại khôn lường là chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề này. Cùng theo dõi nhá!
TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA VIỆC NGOÁY MŨI
Đưa vi khuẩn, vi trùng vào đường hô hấp
Trong khoang mũi, các niêm mạc luôn tiết các chất nhầy. Tác dụng của chất nhầy này giúp kết dính các vi khuẩn bám vào khoang mũi khi hô hấp. Theo các nang lông, chất nhầy sẽ được đưa ra phía ngoài của lỗ mũi, dễ dàng hỉ ra bên ngoài. Bộ phần này không ngừng trao đổi chất để làm sạch mũi. Việc ngoáy mũi sẽ làm mất đi lớp chất nhầy này. Thậm chí móng tay có thể làm tổn thương các cấu tạo bên trong của khoang mũi.
Lông mũi bị thưa dần
Ngoài chất nhầy, trong mũi còn có lông mũi, giúp lọc khí và giữ các chất bẩn ở lại.
Khi dùng tay ngoáy mũi, ở móng tay hoặc đầu ngón tay có dính các vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta không hề hay biết. Việc ngoáy mũi sẽ khiến lông mũi rụng đi, thưa dần và mất khả năng lọc khí hiệu quả.
Cho dù ở tay không có vi trùng gây bệnh, nhưng việc "hàng rào" lông mũi bị thưa đi, cũng tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập đường hô hấp vô cùng dễ dàng. Đây chính là các nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
CÁC BỆNH LÝ TIỀM ẨN TỪ THÓI QUEN NGOÁY MŨI
Tiềm ẩn bệnh viêm nang lông
Các khía cạnh sắc nhọn của móng tay sẽ khiến nang lông bị tổn thương. Vi khuẩn khi gây viêm ở các lỗ này sẽ gây ra bệnh viêm nang lông.
Triệu chứng của bệnh là xuất hiện những mụn nhọt mọc lên ở phần lông mũi gây đau đớn, khó chịu. Khi bệnh biến chứng nặng, những nốt mụn nhọt vỡ ra, gây nhiễm trùng máu và đi lên não.
Tiềm ẩn bệnh viêm xoang
Khi vi trùng tấn công vào hệ thống các xoang, sẽ gây nhiễm trùng, sinh mủ. Lâu ngày, các xoang như xoang bướm, xoang sàng, xoang hàm và xoang trán có nguy cơ bị viêm.
Hệ quả là sức khỏe sẽ dần suy yếu, đặc biệt với điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Người bệnh bị giảm chức năng khứu giác, giảm trí nhớ, đau hốc mắt hoặc đau đầu khó chịu.
Chảy máu mũi
Trong cấu tạo mũi, lớp niêm mạc mũi vẫn là bộ phận nhạy cảm và quan trọng nhất. Lớp màng dính ở mũi, mềm, mỏng này chứa rất nhiều mạch máu. Khi bạn ngoáy mũi với lực tác động mạnh, lớp niêm mạc mũi rất có thể bị rách, dẫn đến tình trạng chảy máu mũi rất nguy hiểm.
Một khi các mao mạch trong niêm mạc mũi bị vỡ, chảy máu mũi có thể xảy ra. Đặc biệt là bộ phận tiền đình mũi và Turbinates mũi cấp dưới (các mạng xương, mạch máu và mô hình vỏ trong các đường mũi), có rất nhiều các mao mạch, khi bị tác động từ bên ngoài rất dễ dẫn đến bị chảy máu.
Gây nhiễm trùng não
Nếu mũi đang có mụn nhọt mà vô tình ngoáy mũi và làm vỡ mụn này, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể gây hại lớn cho sức khỏe. Cụ thể, theo đường hô hấp, vi trùng sẽ theo vào phổi, dễ dàng đi lên não theo đường máu.
Các nghiên cứu chứng minh rằng: nhiễm trùng phần mũi do ngoáy mũi rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nội sọ. Các tĩnh mạch ở mũi tương thông với tĩnh mạch ở nội sọ, ở giữa không có van. Điều này đồng nghĩa là ở giữa không có bất cứ rào cản nào. Khi ngoáy mũi, vi khuẩn ở trên tay sẽ đi vào khoang mũi, dẫn đến nhiễm trùng khoang mũi. Các mầm bệnh của nhiễm trùng mũi sẽ thông qua tĩnh mạch đi vào nội sọ, gây nhiễm trùng nội sọ.
Vì vậy, thói quen thường xuyên ngoáy mũi vẫn có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng.
HƯỚNG DẪN RỬA MŨI HIỆU QUẢ, HẠN CHẾ NGOÁY MŨI VÌ NGỨA
Mỗi ngày, chúng ta nên vệ sinh mũi bằng các phương pháp truyền thống như rửa mũi bằng nước sạch, nước muối sinh lý...
Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh tay
Rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó, lắc đều chai dung dịch xịt mũi nhiều lần trước khi sử dụng.
Bước 2: Tư thể rửa mũi
Đối với người lớn
+ Có thể đứng hoặc ngồi, hơi cúi người về phía trước và cúi đầu xuống.
+ Trước khi rửa mũi, nên hỉ hết dịch mũi trong hố mũi ra ngoài nếu có.
Đối với trẻ nhỏ
+ Nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và lót khăn dưới đầu, cổ cho trẻ.
+ Cần giữ nhẹ đầu trẻ để phòng khi trẻ giãy giụa trong quá trình rửa mũi, có thể làm mũi bị tổn thương.
Bước 3: Cách xịt mũi
Đặt đầu chai xịt mũi vào trong lỗ mũi, xịt nhanh nhưng không quá mạnh để dung dịch đi vào trong mũi.
Bước 4: Vệ sinh mũi
Hỉ mũi nhẹ nhàng và lau sạch bằng khăn mềm.
Chú ý:
+ Trong khi xịt và sau khi xịt, không nên hít quá mạnh vì sẽ khiến dung dịch đi thẳng xuống họng mà không đọng lại trong hố mũi để làm sạch mũi.
+ Nên cầm chai xịt mũi bằng tay trái khi xịt vào mũi phải, và ngược lại. Mục đích: đảm bảo dung dịch được xịt vào hướng thành ngoài của mũi để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu đã cảnh báo về tác hại của việc ngoáy mũi. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chuyên gia chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.