Cấy điện cực ốc tai - Giải pháp cho tình trạng điếc
Tình trạng nghe kém, không nghe được có nhiều nguyên nhân. Có trường hợp bẩm sinh, mà cũng có người bỗng nhiên bị điếc đột ngột trong thời gian dài. Cấy điện cực ốc tai - Giải pháp cho tình trạng điếc sẽ cung cấp thông tin cho người đọc về phương pháp cấy này.
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI
Thế nào là cấy điện cực ốc tai?
Đây là phương pháp ra đời từ sớm, từ những năm 60 của thế kỉ 20. Với thiết bị phát triển lúc bấy giờ là ốc tai điện cực đơn kênh. Đến những năm 70, y học phát triển vượt trội, cho ra đời các thiết bị điện cực đa kênh. Các trung tâm cấy ốc tai điện cực được xây dựng ở Thụy Sĩ, Mỹ, Pháp, Úc với sự đầu tư lớn vào trang thiết bị.
Điện cực sẽ hỗ trợ ốc tai đã bị tổn thương ở người bệnh. Thiết bị này sẽ chuyển các âm thanh nghe được thành các tín hiệu mã hóa, truyền đến các điện cực đặt bên trong ốc tai. Từ ốc tai sẽ truyền đến tế bào hạch xoắn, theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não. Từ đó, não sẽ nhận được tín hiệu và mã hóa lại thành âm thanh, giúp người bệnh nghe được.
Đây được xem là giải pháp vô cùng tiên tiến, giúp người điếc dễ dàng phát triển lại ngôn ngữ, có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, xóa đi tâm lý mặc cảm.
Bên cạnh đó, khi tiến hành đặt điện cực vào ốc tai, kĩ thuật viên sẽ có những khó khăn phải đối mặt với biến chứng chảy dịch não tủy, liệt mặt, tổn thương tai,.. ở bệnh nhân. Vì vậy, mặc dù là kĩ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, nhưng đòi hỏi trình độ người thực hiện cao.
Cơ chế hoạt động chi tiết
Một microphone nhỏ
Giúp thu âm thanh, được gắn trực tiếp vào bộ phận xử lý âm thanh bên ngoài và được đeo sau tai.
Bộ phận xử lý âm thanh
Đây được xem là một máy vi tính nhỏ.
Có chức năng lọc, phân tích và số hóa các tín hiệu âm thanh thành những tín hiệu điện. Sau đó, máy tính này gửi những tín hiệu đã được mã hóa tới cuộn truyền dẫn.
Cuộn truyền dẫn
Có chức năng như một anten vận chuyển sóng tần số radio.
Cuộn truyền dẫn chuyển tín hiệu từ bộ phận xử lý âm thanh đến bộ phận tiếp nhận trong ở dưới da bằng nam châm.
Bộ phận tiếp nhận trong
Có chức năng như một anten tiếp nhận sóng tần số radio kết hợp với một máy vi tính nhỏ.
Bộ phận này nằm dưới da, sau khi tiếp nhận từ cuộc truyền dẫn, sẽ tiến hành mã hóa thông tin lại thành các tín hiệu điện. Và tiếp tục truyền đến dây điện cực đặt trong ốc tai.
Dây điện cực trong ốc tai
Mỗi điện cực nằm dọc theo dây điện cực đều có dây kết nối với bộ phận tiếp nhận trong. Các điện cực đều có chương trình riêng biệt, nhằm chuyển đổi các tín hiệu điện đặc trưng cho từng loại âm thanh khác nhau cả về độ lớn cũng như tần số.
Khi các điện cực tiếp nhận một tín hiệu điện, chúng kích thích những sợi dây thần kinh ốc tai thích hợp trong ốc tai để gửi thông tin về não.
Kết quả là thông tin về âm thanh dưới dạng tín hiệu điện thông qua hệ thống ốc tai đã được gửi lên não để giải mã.
Các bước thực hiện phẩu thuật cấy ốc tai điện cực
+ Đường mổ nhỏ với kỹ thuật may trong da không cắt chỉ.
+ Tạo đường hầm xương giúp cố định dây điện cực.
+ Tạo túi cốt mạc giúp cố định bộ phận tiếp nhận trong.
+ Tạo đường mở ngách mặt không quá rộng, tránh gây tổn thương dây thừng nhĩ và dây VII (chiều rộng 3,4mm ± 0,08 và chiều dài 4,5mm ± 0,16) Các kỹ thuật cải tiến trên đã rút ngắn thời gian, giảm tổn thương phần mềm, giảm đau cho bệnh nhân, tạo sự thuận lợi và thoải mái khi nằm.
Các loại ốc tai được lựa chọn để cấy
+ Theo số lượng kênh được kích thích: đơn kênh hoặc đa kênh.
+ Theo dạng điện cực: đơn cực hoặc đa cực.
+ Theo vị trí đặt: ngoài ốc tai hoặc trong ốc tai.
CÁC CÂU HỎI XOAY QUANH VỀ KĨ THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN CỰC
Đối tượng được chỉ định
+ Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
+ Chỉ tổn thương ốc tai, còn chức năng thần kinh thính giác còn bình thường.
+ Đã sử dụng máy trợ thính nhưng không hiệu quả.
+ Sức khỏe và tâm lý bình thường, không có chống chỉ định về nội khoa, sẵn sàng hợp tác trong tập luyện để phục hồi lại sức nghe và khả năng giao tiếp trong một thời gian dài.
+ Không có viêm nhiễm ở tai và xương chũm.
+ Điếc sâu: > 80dB (mất các tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz).
+ Trên phim chụp CT Scan và MRI của ốc tai không có cốt hóa mê nhĩ.
Điều kiện và thủ tục để được cấy ốc tai điện cực
Thực hiện các thử nghiệm để đánh giá tình trạng
+ Các thử nghiệm cần thiết như đo thính lực đồ, điện thính giác thân não, chụp CT Scan, chụp MRI... để đánh giá loại điếc và xem có gì bất thường trong đường dẫn truyền và tiếp nhận thính giác từ tai lên não.
+ Cần phải đánh giá và kết luận: việc mang máy trợ thính thật sự không hiệu quả cho tình trạng của bệnh nhân.
Thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu
+ Các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết cho cuộc mổ.
+ Bện nhân nên khám thêm nội khoa
+ Mục đích: giúp loại trừ các nguyên nhân chống chỉ định cho việc cấy ốc tai điện tử.
Đánh giá từ phẫu thuật viên về khả năng thực hiện phẫu thuật
+ Cuối cùng, bệnh nhân phải được phẫu thuật viên khám lại, kiểm tra lại tai được mổ, kiểm tra trên phim chụp CT Scan và MRI để xem các mốc giải phẫu cũng như cấu trúc của ốc tai có gì bất thường không,
+ Mục đích: để đặt ra kế hoạch phẫu thuật, hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật.
Chú ý các biến chứng hậu phẫu
Sau phẫu thuật có thể gặp các biến chứng nhẹ như:
+ Chóng mặt, ù tai, nhiễm trùng vết mổ...
+ Liệt mặt ngoại biên (vì phẫu thuật viên buộc phải thao tác đặt điện cực ở sát dây thần kinh mặt).
+ Viêm màng não, điện cực tụt ra ngoài ốc tai...
Cấy điện cực ốc tai là giải pháp hiệu quả cho tình trạng điếc. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.