Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cha mẹ cần lưu ý

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm tai giữa xảy ra ở hơn 50% các đứa trẻ, song việc nhận biết bệnh ở trẻ còn nhiều hạn chế do trẻ nhỏ chưa ý thức được cơn đau, chưa có thông tin bệnh lý. Chính điều này bắt buộc các bậc phụ huynh phải trang bị những kiến thức bệnh lý quan trọng để phát hiện sớm dấu hiệu bé bị viêm tai giữa và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp cho trẻ để bảo vệ sức khỏe con yêu và đảm bảo sự phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ cho trẻ.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

DẤU HIỆU BÉ BỊ VIÊM TAI GIỮA - CHA MẸ CẦN LƯU Ý

Vì sao bệnh viêm tai giữa hay gặp hơn ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, khả năng chống lại các nhiễm trùng rất yếu, do đó, các bệnh về hệ hô hấp hay tai mũi họng thường xuyên “ghé thăm” nếu không chăm sóc tốt.

Đối với viêm tai giữa, nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do:

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi, môi trường ẩm thấp, đi nhà trẻ

♦ Do yếu tố di truyền, gia đình bố/ mẹ có tiền sử mắc bệnh viêm tai giữa

♦ Không chăm sóc sức khỏe tốt cho con, nhất là vào mùa hè, mùa đông gây bệnh hô hấp, cảm lạnh, viêm tai hoặc viêm vùng mũi họng.

♦ Tư thế cho con bú sai, trẻ đi bơi lội ở nơi có nguồn nước bẩn khiến nước lọt vào tai, trẻ hay dùng tay bẩn chọc ngoáy vào tai...

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cần chú ý nhận biết kịp thời

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cần chú ý nhận biết kịp thời

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cha mẹ cần lưu ý

Viêm tai giữa là căn bệnh rất phổ biến, song các triệu chứng rất dễ bị chủ quan, bỏ qua bởi khởi đầu của căn bệnh này là viêm ở vùng mũi, họng dẫn đến việc hỗ trợ điều trị không đúng cách tiến triển nặng và gây viêm.

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa có thể đi từ nhẹ đến nặng, như sau:

→ Triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm VA – bởi thông thường, các triệu chứng nhiễm trùng tai thường bùng phát sau chứng cảm cúm. Nước mũi chuyển từ không có màu ==> sang vàng ⇒ mủ xanh diễn ra trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.

→ Đau tai: Khi bị viêm tai, niêm mạc tổn thương cộng với dịch trong tai ứ đọng nhiều, chèn ép lên màng nhĩ gây đau nhức, nhói trong tai.

Với trẻ lớn thường kêu đau tai, ù tai hoặc không nghe được. Sức nghe giảm, sức học cũng trở nên kém hơn bình thường.

Với trẻ sơ sinh, do chưa biết nói, nên trẻ thường dùng tay kéo tai, ngoáy vào tai hoặc có các biểu hiện như quấy khóc cả ngày lẫn đêm, thóc thét lên khi người lớn chạm vào, biếng ăn, bỏ bú, nôn trớ,. rối loạn tiêu hóa...

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cần chú ý nhận biết kịp thời

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa - cần chú ý nhận biết kịp thời

→ Sốt: Sốt cao từ 38 - 40 độ là triệu chứng đặc trưng của trẻ trong những đợt viêm tai giữa cấp do phản ứng cơ thể với các tác nhân gây viêm.

→ Ít ngủ, cơ thể suy nhược, xanh xao: Tư thế nằm thường làm thay đổi áp suất trong tai và gây đau dữ dội hơn, do đó, trẻ thường ít khi chịu nằm xuống, ăn ít, khó ngủ hơn về đêm.

→ Chảy dịch tai: Dịch trong tai ứ đọng nhiều có thể gây áp lực và chèn ép làm thủng màng nhĩ, dẫn đến rỉ dịch trong tai. Dịch chảy ra ngoài tai có màu vàng, xanh, hoặc mùi hôi chứng tỏ tai nhiễm trùng nặng.

⇒ Viêm tai giữa ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu, cơ thể kém phát triển, chán ăn và sụt cân… Mà các triệu chứng viêm tai này kéo dài, màng nhĩ áp lực liên tục gây thủng màng nhĩ, điếc tai vĩnh viễn, lây lan đến vùng mũi họng gây viêm xoang, viêm mũi, viêm họng mãn tính; áp-xe não, viêm màng não…

Cần làm gì để giúp trẻ điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Việc cần thiết và quan trọng nhất khi thấy trẻ có biểu hiện mắc viêm tai giữa, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tai mũi họng như Đa Khoa Hoàn Cầu để khám, chuyên gia chẩn đoán bệnh, mức độ viêm, tác nhân gây viêm… từ đó sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách, an toàn, hiệu quả cao

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách, an toàn, hiệu quả cao

Hiện nay, viêm tai giữa ở trẻ em được chữa trị theo các phương án sau:

Hút dịch, vệ sinh làm sạch và thông thoáng ống tai bằng dụng cụ y tế

► Điều trị bằng các loại thuốc đặc trị viêm tai giữa, kháng sinh phổ rộng, kết hợp nhỏ tai, rửa tai đúng cách để giúp bệnh nhanh phục hồi.

Điều trị bằng liệu pháp - đông tây y kết hợp khi bệnh tiến triển nặng. Liệu trình gồm 3 bước đó là cộng hưởng âm thanh, chiếu sóng viba và dùng thuốc đông y… đem lại hiệu quả cao, an toàn cho tai, tránh được biến chứng và tác dụng phục.

Can thiệp ngoại khoa trích rạch dẫn lưu mủ, vá màng nhĩ nếu thủng…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa để bệnh được đẩy lui nhanh, ngăn ngừa tái phát:

⇒ Nên làm: Kịp thời đưa trẻ đi khám; điều trị theo đúng phác đồ và hướng dẫn của chuyên gia; vệ sinh tai cho trẻ đúng cách; thay đổi các tư thế cho trẻ bú; tránh cho trẻ tiếp xúc với khói, bụi, nguồn nước bẩn...

⇒ Tuyệt đối không nên: Tự ý chữa trị tại nhà bằng bất cứ hình thức nào; không dùng tăm bông váy tai cho trẻ; không dùng oxy già hay nước rửa tai làm bong niêm mạc và tổn thương tai nặng nề hơn; không cạo kháng sinh cho vào tai trẻ…

Trên đây là những thông tin cụ thể về dấu hiệu bé bị viêm tai giữa cũng như gợi ý các phương án khắc phục hiệu quả, mong rằng các cha mẹ chúng ta luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe con yêu đúng cách. Nhấp vào bảng chát hoặc gọi đến 028.38 172 299 để nhận sự hỗ trợ trực tiếp mọi thắc mắc từ chuyên gia tai mũi họng đầu ngành.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bài viết bạn đang xem nằm trong chuyên mục bệnh về tai - viêm tai giữa. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp phòng ngừa và chữa trị kịp thời, đúng cách bạn có thể tham khảo các bài viết ở những chuyên mục khác tại website: https://benhvientaimuihong.vn

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342