Đau họng uống thuốc gì mau hết? Top 5 loại thuốc

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết nắng nóng kéo dài, đi đường gặp phải các cơn mưa đầu mùa, gặp dịch bệnh,... là các nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng. Chứng đau họng vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Đau họng uống thuốc gì mau hết? Top 5 loại thuốc người bệnh cần biết để dùng thuốc cho đúng.

TOP 5 LOẠI THUỐC UỐNG ĐƯỢC DÙNG KHI ĐAU HỌNG

Tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng, và mức độ đau họng của bệnh nhân, chuyên gia sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị cho phù hợp. Đối với tình trạng đau họng nhẹ do nói nhiều thì chỉ cần hạn chế nói chuyện. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều nước thì sẽ cải thiện nhanh chóng sau vài ngày.

Thuốc hỗ trợ điều trị acid dạ dày, chống trào ngược

+ Do dị ứng đồ ăn, thuốc, hoặc rối loạn chức năng ở dạ dày, khiến cho các chất ở dạ dày trào ngược lên họng. Trong đó có cả acid HCl, nên gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến đau họng.

+ Tình trạng này có thể là hội chứng GERD - bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, hoặc viêm loét dạ dày.

+ Dấu hiệu nhận biết: chỉ đau rát vùng họng, không kèm theo nóng sốt, chỉ cảm giác ăn không ngon, hay ợ chua. Bệnh nhân nên nghĩ ngay đến kiểm tra hệ tiêu hóa.

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị dạ dày gồm:

Top 5 loại thuốc uống được dùng khi đau họng

Thuốc kháng axit

+ Tác dụng: trung hòa lượng acid trong dạ dày, chống trào ngược và giảm đau hiệu quả. Lưu ý: thuốc không có chức năng làm lành vết thương.

+ Tác dụng phụ: chủ yếu là tiêu chảy và táo bón. Tùy thuộc vào thành phần thuốc và cơ địa của người bệnh.

Thuốc kháng thụ thể chẹn Histamine H2

+ Tác dụng: giảm hàm lượng acid dạ dày, bằng cách khóa thụ thể Histamine.

+ Các thành phần phổ biến gồm Famotidine (Pepcid®), Ranitidine (Zantac®), Cimetidine (Tagamet®) và Nizatidine (Axid®).

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

+ Tác dụng: kiểm soát quá trình tạo acid trong dạ dày, thông qua việc ức chế bơm proton.

+ Các thành phần thường có trong nhóm thuốc này gồm: Lansoprazole (Prevacid®), Omeprazole (Prilosec®), Esomeprazole (Nexium®) và Pantoprazole (Protonix®).

Thuốc bảo vệ dạ dày, ruột non

+ Tác dụng: bảo vệ, ngăn tác hại bào mòn của acid lên thành dạ dày và ruột non.

+ Thành phần phổ biến gồm: Sucralfate (Carafate®) và Bismuth Subsalicylate (Pepto-Bismol®).

Thuốc làm giảm triệu chứng đi kèm đau họng

+ Đây là thuốc đi kèm, vì thông thường, đau họng không diễn ra đơn lẻ, mà sẽ kéo theo ho có đờm, chạy dịch mũi, nghẹt mũi.

+ Tác dụng của thuốc là hỗ trợ điều trị đau họng song song với giảm nhẹ các triệu chứng trên.

Một số thuốc không kê đơn thường dùng kèm gồm:

+ Thuốc kháng Histamin: giúp hỗ trợ chữa đau họng do dị ứng, kháng sưng viêm, ngăn chặn Histamin. Lưu ý, thuốc hầu như không thể tác dụng lên toàn bộ triệu chứng, và làm suy giảm chúng.

+ Thuốc long đờm: có tác dụng là loãng và tan đờm. Không tụ đờm, giảm tình trạng ho có đờm.

+ Thuốc xịt mũi, xịt họng: giúp kháng khuẩn, làm sạch họng và mũi. Ngoài ra còn giúp giảm đau và phù nề.

Hãy dùng viên ngậm kẽm tăng đề kháng

+ Khi bị đau họng, người bệnh nên ngậm viên kẽm để tăng cường khả năng đề kháng của bản thân với môi trường bên ngoài.

+ Người dùng nên ngậm 2 giờ / lần. Thời điểm tốt nhất là trong 48 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh.

+ Ngoài giảm đau, kháng khuẩn ở họng, viên kẽm còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, điều hòa hệ thần kinh và trí óc. Bên cạnh đó, còn giúp tốt da, củng cố và phát triển xương khỏe mạnh.

Đau họng uống thuốc kháng sinh với viêm họng cấp

+ Đối với nguyên nhân là do ảnh hưởng của bệnh viêm họng cấp tính, thì thuốc kháng sinh là một lựa chọn. Vì viêm họng cấp là kết quả của việc bị vi khuẩn tấn công.

+ Lưu ý, thuốc kháng sinh không có tác dụng nếu virus là tác nhân gây bệnh đau họng.

Điểm danh các loại kháng sinh thường dùng trị đau họng gồm:

Thuốc Penicillin

+ Tác dụng: ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, đồng thời tiêu viêm hiệu quả.

+ Thường dùng ở dạng viên uống trực tiếp hoặc dạng tiêm.

+ Chống chỉ định với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có tiền sử về gan, thận, dạ dày.

Thuốc Amoxicillin

+ Đau họng uống thuốc gì? Với Amoxicillin ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

+ Chống chỉ định với phụ nữ đang trong thai kỳ và cho con bú, hoặc đang dùng thuốc ngừa thai, bệnh nhân có bệnh về gan, dạ dày, thận.

Thuốc Erythromycin

+ Tác dụng: dựa vào cơ chế ức chế quá trình hình thành protein, mà vi khuẩn không thế phát triển.

+ Được bào chế và dùng ở dạng viên hoặc tiêm trực tiếp vào máu.

+ Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử về tim mạch, hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thuốc giảm đau, kháng viêm OTC

+ Các cơn đau dai dẳng, thì việc dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm không kê đơn (OTC) là cần thiết. Đây là thuốc dùng kèm với thuốc điều trị chính từ toa chuyên gia kê đơn.

+ Phổ biến nhất chính là thuốc có chứa hoạt chất Ibuprofen, hoặc hoạt chất Paracetamol. Được dùng đối với cả trường hợp đau họng do vi khuẩn và virus.

+ Chú ý khi dùng thuốc với trẻ em dưới 15 tuổi. Vì có thể gây ra hội chứng Reye.

Đau họng uống thuốc gì mau hết? Các sai lầm thường mắc

SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI DÙNG THUỐC TRỊ ĐAU HỌNG

Tự ý lựa chọn loại thuốc và mua uống

+ Trong 5 loại thuốc trên, bất kể khi dùng loại nào cũng cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Đặc biệt với bệnh nhân có bệnh nền hoặc phụ nữ đang trong thai kỳ, đang cho con bú.

+ Tình trạng hiện nay, khi bị đau họng, sốt, ho có đờm, quan điểm dùng kháng sinh để trị vô cùng nguy hiểm.

Tùy ý dùng kháng sinh khi đau họng

+ Mỗi loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một chủng vi khuẩn nhất định. Vì vậy, việc tùy ý lựa chọn kháng sinh để dùng cực kì nguy hiểm.

+ Đau họng uống thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Không tuân thủ liều lượng từ chuyên gia

+ Với từng loại thuốc, chuyên gia sẽ chỉ định liều lượng và thời gian uống cụ thể, chi tiết.

+ Việc tuân thủ chỉ định từ đơn thuốc, sẽ giúp chứng đau họng suy giảm ngay sau ngày đầu tiên uống. Và giảm dần sau 5 ngày thì khỏi hẳn.

+ Nếu không uống đúng hướng dẫn, bệnh có thể kéo dài hơn tuần. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ bị biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên ở cơ quan khác.

Thông tin tham khảo về đau họng uống thuốc mau hết đã được tổng hợp trong bài viết. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyên rằng: tùy tình trạng bệnh thực tế dựa theo kết quả xét nghiệm mới có thể chẩn đoán, và dùng liệu trình phù hợp.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342